Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Huyết áp tăng do thuốc

Người bệnh tăng huyết áp không chỉ dùng thuốc trị tăng huyết áp mà nhiều lúc còn phải dùng nhiều thuốc khác để chữa các bệnh như người bình thường, từ cảm cúm cho đến các bệnh nặng hơn. Việc dùng thuốc này có thể gây tăng huyết áp một cách bất thường.

Theo Tổ chức Y tế thế giới, huyết áp tốt nhất là 120/80mmHg. Bị tăng huyết áp, hay còn được gọi dân dã là lên tăng xông, khi hai số đó cao hơn 140/90mmHg. Mục tiêu điều trị tăng huyết áp là đưa huyết áp về mức bình thường. Tuy nhiên, ở một số người, việc điều trị được xem là ổn khi chỉ số ở mức cao hơn, như với người trung niên hoặc có bệnh đái tháo đường, huyết áp cần đưa về dưới 130/85mmHg, hoặc ở người từ 60 tuổi trở lên, cần đưa về dưới 140/90mmHg.

Không chỉ tại ăn quá mặn

Đổ thừa cho chế độ ăn quá mặn là cách quen thuộc mà nhiều người khi bị tăng huyết áp hay làm. Vậy nên có rất ít người biết rằng, để cải thiện tình trạng tăng huyết áp thì bớt ăn mặn thôi chưa đủ, bởi những nguyên nhân gây ra thì có nhiều, thậm chí rất nhiều. Điều đặc biệt cần lưu ý đối với người bị tăng huyết áp, bên cạnh dùng thuốc (có khi phải dùng suốt đời) để kiểm soát tốt huyết áp, còn phải quan tâm đến những yếu tố trong cuộc sống có thể ảnh hưởng đến điều trị, làm huyết áp tăng cao hơn trị số cần phải đạt được. Như trong chế độ dinh dưỡng, người bệnh không được ăn mặn, tức hạn chế ăn muối (muối natri clorua) vì natri của muối hiện diện nhiều trong cơ thể sẽ giữ nước, làm tăng huyết áp. Nếu là người dư cân béo phì, cần phải có chế độ ăn uống giúp giảm cân, bởi có nhiều nghiên cứu cho thấy những người giảm cân tích cực sẽ giảm được nguy cơ tăng huyết áp.

Về chế độ sinh hoạt, người bệnh tăng huyết áp nên tăng vận động thể lực thích hợp, vừa giúp hạ huyết áp vừa giảm nguy cơ bị các bệnh tim mạch và nội khoa khác. Nếu hút thuốc lá phải ngưng thói quen xấu này, hạn chế tối đa uống rượu bia, tập thư giãn để chống stress trong cuộc sống. Ngoài ra, như đã nói từ đầu, người bị tăng huyết áp còn phải hết sức cảnh giác với việc sử dụng thuốc vì có những nguy cơ gây tăng huyết áp ẩn chứa trong thành phần của thuốc.

Những thuốc đẩy huyết áp lên

“Người cao tuổi bệnh tăng huyết áp tuyệt đối không dùng thuốc dạng sủi bọt hay tuỳ tiện dùng thuốc trị viêm xương khớp vì dễ bị tai biến”.

Dạng thuốc sủi bọt: còn gọi viên sủi, chỉ uống khi hoà tan trong nước. Hai loại thông dụng là thuốc giảm đau hạ nhiệt trị cảm sốt như Efferalgan, Panadol viên sủi… và thuốc bổ cung cấp vitamin, chất khoáng như Berocca, Supradyn, Tropic… Do luôn chứa tá dược rã sinh khí là natri bicarbonat hoặc natri carbonat (khi hoà vào nước sẽ phản ứng với axit citric cũng là tá dược phóng thích khí CO2 gây sủi bọt), cho nên trong thuốc sủi bọt luôn chứa natri (mỗi viên có chứa 274 – 460mg natri), có thể gây tăng huyết áp đối với người bị sẵn bệnh lý này và đang kiêng muối. Người cao tuổi đang điều trị tăng huyết áp tuyệt đối không dùng thuốc dạng sủi bọt.

Thuốc trị cảm, sổ mũi: các thuốc trị cảm, sổ mũi ngoài dược chất paracetamol thường chứa thêm những chất có tác dụng làm co mạch, chống sung huyết ở niêm mạc mũi như phenylpropanolamin, viết tắt PPA (biệt dược Decolgen fort, Tiffi, Rhumenol N500…) hoặc chứa pseudoephedrin như Actifed, Ameflu… Nhờ chứa chất co mạch mà thuốc làm cho hết sổ mũi, nghẹt mũi rất tốt. Nhưng cũng chính vì chứa những chất này mà thuốc có thể làm tăng huyết áp. Để an toàn, người bệnh tăng huyết áp cần phải xem kỹ thành phần của thuốc trị cảm trước khi dùng (nếu chỉ có paracetamol thôi thì không đáng ngại).

Nhân sâm, cam thảo cũng hại huyết áp

Một số thuốc đông y như cam thảo có thể gây tăng huyết áp do tác dụng giữ nước và natri lại trong cơ thể. Đặc biệt nhân sâm, một vị thuốc quý, cũng ẩn chứa nguy cơ với huyết áp. Với người bình thường, nhân sâm được xem an toàn nhưng với người bị tăng huyết áp hoặc bị các bệnh tim mạch khác, nhân sâm có thể gây tăng huyết áp do có tác dụng kích thích. Ngoài ra do tình trạng lưu hành thuốc đông y giả mạo, thường kết hợp với thuốc tây y là corticoid nhằm đạt các tác dụng: trị đau nhức, ăn được, mập ra… nếu dùng lâu ngày những thuốc này sẽ bị các tác dụng phụ nguy hiểm, trong đó có tăng huyết áp.

Thuốc giảm cân: có một số thuốc giảm cân có thể làm tăng huyết áp như Sibutramin và Ephedra. Sibutramin là thuốc tây y, được chính thức công nhận điều trị dư cân béo phì. Còn Ephedra thực chất là vị thuốc đông y tên ma hoàng, có trong chế phẩm thực phẩm chức năng dùng để giảm cân thông dụng ở Mỹ, và có thể đã được nhập không chính thức vào nước ta. Cũng cần lưu ý một số thuốc trị cảm có thể chứa ephedrin, là dược chất có trong ephedra (ephedrin dùng liều cao để giảm cân và dùng liều thấp để trị nghẹt mũi, sổ mũi giống như pseudoephedrin).

Thuốc trị viêm xương khớp: được gọi tên chung là thuốc chống viêm không steroid (viết tắt NSAID). Không chỉ có NSAID cổ điển như Diclofenac, Ibuprofen… mà cả thuốc mới như Celecoxib cũng có thể gây tăng huyết áp. Người cao tuổi thường dễ mắc bệnh viêm xương khớp, nếu có thêm bệnh tăng huyết áp, mà lại dùng tuỳ tiện thuốc NSAID thì dễ bị tai biến nguy hiểm.

Thuốc là hormon: có hai loại hormon (còn gọi là nội tiết tố do tuyến nội tiết tiết ra) được dùng làm thuốc và nếu dùng lâu dài có thể gây tăng huyết áp là estrogen và glucocorticoid (thường được gọi corticoid). Estrogen là hormon có trong thuốc ngừa thai phối hợp (vừa chứa estrogen và progesteron) và thuốc trị rối loạn do mãn kinh ở phụ nữ. Estrogen không chỉ có nguy cơ tăng huyết áp mà còn gây huyết khối làm thuyên tắc tĩnh mạch. Còn corticoid là tên chung của các thuốc như dexamethason, prednisolon, predison… là thuốc chống viêm, chống dị ứng, trị viêm xương khớp, hen suyễn… có thể gây tăng huyết áp do giữ nước và natri lại trong cơ thể.

(Theo PGS.TS.DS Nguyễn Hữu Đức // SGTT Online)

  • Thuốc độc trên đĩa thức ăn
  • 6 lý do nên uống nước quả ép
  • Đông máu tĩnh mạch - Bệnh của tương lai?
  • 10 lý do nên tập chạy
  • Vũ khí mới chữa bệnh tiểu đường
  • Biết cách sơ cứu, phỏng sẽ nhẹ
  • Viêm loét giác mạc, bệnh dễ mù loà
  • Chữa trĩ gia truyền, tiền mất tật mang
  • Thuốc ngừa thai kêu oan
  • Hỏi: Chân đột ngột nóng lên là bệnh gì?
  • Cách nuôi ăn khi phẫu thuật
  • Dấu hiệu bệnh viêm xoang
  • Thủng màng nhĩ do lấy ráy tai
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
MUA VÉ MÁY BAY 24H
090 367 5580
091 515 0804
  • Giảm giá cực sốc hè 2013 tại Vincom Center Bà Triệu
  • Rầm rộ khuyến mãi 2/9
  • BigC giảm giá tới 50% hơn 1.300 sản phẩm
  • Thoả sức mua sắm với “crazy sale” tại Vincom Center
  • Hà Nội: Đăng ký Internet được dùng miễn phí MyTV và điện thoại cố định
  • Rầm rộ khuyến mãi "khủng" dịp 30/4
  • Vietnam Airlines bán giá siêu khuyến mại 3 ngày cuối tháng 4
  • Bay giữa TP.HCM, Vinh, Hải Phòng chỉ từ 650.000 đồng