Loãng xương là một chứng bệnh làm cho xương bị yếu và giòn. Mắc chứng này, xương dễ bị gãy hơn bình thường, do đó, chỉ cần một va chạm nhẹ hoặc ngã cũng có thể làm xương bị gãy nặng.
Bất cứ xương nào trên cơ thể cũng có thể gãy, nhưng thông thường nhất là xương hông, xương sống, xương cổ tay, xương sườn, xương chậu và xương cánh tay.
Chứng loãng xương là chứng bệnh âm thầm, không có dấu hiệu hay triệu chứng nào cho thấy bệnh nhân bị mắc bệnh, chỉ phát hiện được khi đã có gãy xương.
Những nguyên nhân gây ra chứng loãng xương ở nam và nữ giới:
- Người bệnh ít hoạt động hoặc không chịu hoạt động
- Người hút thuốc
- Người uống rượu nhiều
- Nhẹ cân
- Ít ăn những thức ăn có chứa nhiều chất vôi (Calcium)
- Thường hay bị té ngã
Một số trường hợp có nguy cơ mắc loãng xương cao:
- Có cha, mẹ hay ông bà bị loãng xương hoặc là một người trong gia đình đã gãy xương vì loãng xương.
- Người thuộc phái nữ
- Người Tây phương hoặc Á châu
- Người có vóc nhỏ con
- Chậm đến tuổi dậy thì hoặc tắt kinh sớm
- Bị chứng gầy ốm dẫn đến kinh nguyệt không đều, hay kinh nguyệt thất thường
- Đã từng bị gãy xương do loãng xương
- Mắc các bệnh khác như thấp khớp, bệnh gan mãn tính hoặc suy thận
- Tuổi trên 60
- Tuyến giáp trạng (thyroid) hay cận giáp trạng (parathyroid) hoạt động không bình thường, hoặc đã từng được điều trị bằng kích thích tố giáp trạng.
- Thuộc phái nam nhưng có lượng kích thích tố nam thấp
- Được chữa trị lâu dài bằng thuốc có chứa chất corticosteroids (thí dụ: Prednisone)
Có rất nhiều các trường hợp người bệnh ngạc nhiên khi phát hiện ra mình bị loãng xương vì quá trình này diễn tiến một cách âm thầm. Một khi đã có dấu hiệu lâm sàng bất thường như đau, tê, giảm chiều cao… bệnh đã trở nên nghiêm trọng. Chính vì vậy, người lớn tuổi, đặc biệt là phụ nữ cần thường xuyên kiểm tra sức khỏe xương của mình tại các cơ sở y tế, đo mật độ xương để kiểm soát bệnh loãng xương. Lắng nghe sự tư vấn của các bác sỹ để có chế độ sinh hoạt phù hợp nhất.
Bệnh loãng xương cần phải được phòng tránh ngay từ thời thơ ấu bằng cách:
- Ăn các thức ăn chứa nhiều chất vôi và sinh tố D. Đối với đa số, nếu dùng các chế phẩm từ sữa thí dụ như sữa, sữa chua, phomai, mỗi ngày 3 lần sẽ có đủ chất vôi cần thiết cho cơ thể.
- Sinh tố D giúp cho cơ thể hấp thu chất vôi. Thức ăn có chứa một lượng nhỏ sinh tố D như lòng đỏ trứng gà, cá nước mặn và các loại bơ chế biến bằng chất béo thực vật (manarine). Nguồn sinh tố D dồi dào nhất là ánh mặt trới (nhưng cần chú ý tránh để da bị cháy nắng).
- Tập những môn thể dục đòi hỏi nhiều vận động, mang trên người những vật nặng để xương cứng cáp hơn, thí dụ đi bộ, chơi tenis, nhảy múa và cử tạ.
- Nếu có thể được nên đi kiểm tra độ đặc của xương (BMD)
- Hỏi bác sĩ xem mình có cần uống thuốc bổ xương hay không
- Hỏi bác sĩ xem loại thuốc nào uống có tác dụng phụ làm xương mỏng đi, để tránh sử dụng.
- Ngưng hút thuốc
- Giảm uống rượu bia.
(Theo VTV)