Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Loãng xương - diễn tiến âm thầm, hậu quả nặng nề

Người có tuổi bị đau nhức thường nghĩ rằng đó là dấu hiệu của tuổi chớm già hoặc tuổi già. Có trường hợp người lớn tuổi té, gãy xương thì cho rằng càng lớn tuổi, xương càng yếu, càng giòn nên dễ gãy hơn. Gọi tên chính xác của những căn bệnh này chính là: loãng xương. Và tuổi tác chỉ là một trong những nguyên nhân dẫn đến loãng xương. Bên cạnh đó, còn có sự tác động của chế độ dinh dưỡng, lối sống...

Tư vấn điều trị loãng xương cho phụ nữ tại buổi tư vấn và đo loãng xương miễn phí do Dược Hậu Giang phối hợp với Trung tâm Chăm sóc sức khỏe TP Cần Thơ tổ chức. Ảnh: LỆ THU

Loãng xương là quá trình giảm khối lượng hay mật độ xương, độ cứng chắc, độ đặc của xương bị giảm làm xương mỏng đi, yếu đi và dễ gãy. Loãng xương thường gặp ở người lớn tuổi, cả nam lẫn nữ, đặc biệt là phụ nữ mãn kinh, với tỷ lệ khoảng 20%. Theo Tổ chức Y tế thế giới, loãng xương là nguyên nhân đứng hàng thứ nhì gây nên bệnh tật, chỉ sau tim mạch. Loãng xương là vấn đề sức khỏe cộng đồng vì đây là bệnh thường gặp nhưng diễn tiến thầm lặng cho đến khi gây ra hậu quả là gãy xương. Loãng xương ảnh hưởng đến 1/3 phụ nữ và 1/5 nam giới trên 50 tuổi. Nguy cơ gãy xương do loãng xương trong suốt cuộc đời của người phụ nữ là 30%- 40%. Nguy cơ ở nam giới là 13%. Số trường hợp gãy cổ xương đùi có thể tăng từ 1,7 triệu vào năm 1990 lên đến 6,3 triệu vào năm 2050 và sẽ bùng nổ ở Châu Á trong các thập niên tới.

Ở độ tuổi từ 50 đến 70, có 19,6% phụ nữ và 4,1% nam giới mắc bệnh loãng xương. Ở độ tuổi trên 70, số mắc bệnh loãng xương là 58,8% phụ nữ và 19,6% nam giới. Từ độ tuổi 60 trở đi, khoảng 1 trong 2 phụ nữ và 1 trong 4 nam giới có nguy cơ bị gãy xương trong quãng đời còn lại của mình. Tuổi thọ trung bình hiện nay gia tăng kéo theo tỷ lệ người cao tuổi với các nguy cơ bị gãy xương do loãng xương cũng tăng theo. Đặc biệt, gãy cổ xương đùi sẽ làm tăng tỷ lệ mắc các bệnh khác, quan trọng hơn là làm tăng đột biến tỷ lệ tử vong sau khi gãy xương. Gãy xương không những gây ra gánh nặng cho bản thân và gia đình bệnh nhân, mà còn là gánh nặng cho y tế công cộng, ảnh hưởng đến sinh hoạt xã hội, tài chính của quốc gia.

Người Việt Nam nói chung có khối lượng xương thấp, khẩu phần ăn lại thiếu nhiều canxi, chưa có thói quen uống sữa, còn thiếu kiến thức và phương tiện chẩn đoán nên bệnh loãng xương thường được phát hiện trễ. Việc điều trị loãng xương gặp rất nhiều khó khăn vì các thuốc điều trị hữu hiệu đều đắt tiền và cần sử dụng lâu dài.

Loãng xương không có triệu chứng rõ ràng mà độ cứng chắc của xương sẽ giảm từ từ. Trong giai đoạn đầu, bệnh loãng xương hoàn toàn không có triệu chứng. Một số người có thể bị đau trong xương hoặc cơ, đặc biệt là cơ lưng. Trong nhiều trường hợp, triệu chứng đầu tiên là gãy xương chỉ sau một va chạm nhẹ. Người loãng xương sẽ bị giảm chiều cao thể hiện qua việc lưng sẽ còng từ từ do gãy lún nhiều đốt sống.

Bất kỳ xương ở bộ phận nào của cơ thể cũng có thể bị ảnh hưởng bởi loãng xương nhưng bị ảnh hưởng nặng nề hơn cả là cổ xương đùi và xương sống. Gãy cổ xương đùi là một trong những nguyên nhân chính làm mất khả năng vận động, phải nằm lâu và có thể chết vì các biến chứng: viêm phổi, viêm đường tiết niệu, loét tư thế.... Gãy cột sống hoặc đốt sống cũng để lại hậu quả nghiêm trọng.

Có nhiều yếu tố dẫn đến loãng xương như: tuổi tác, phụ nữ sau mãn kinh, các bệnh lý, thuốc...

- Liên quan đến tuổi: xương có 2 quá trình xảy ra song song là tiêu hủy xương và tái tạo xương. Ở người trẻ tuổi, phần xương bị mất đi sẽ được bù đắp dễ dàng. Ở tuổi 30, bộ xương đạt độ vững chắc nhất. Ở người lớn tuổi, mỗi ngày lượng xương được tạo ra ít hơn so với lượng xương mất đi, do đó dẫn đến tình trạng loãng xương.

- Phụ nữ sau mãn kinh: lượng hóc-môn sinh dục nữ estrogen giảm làm cho can-xi không được giữ lại ở xương nên xương trở nên xốp và mỏng manh hơn, đưa đến loãng xương.

- Các yếu tố bệnh lý, thuốc và cách sống cũng góp phần gây mất xương, như: vóc người nhỏ bé, không sinh đẻ, mãn kinh sớm, cắt bỏ buồng trứng, chế độ ăn ít can-xi, có bệnh tiêu hóa mạn tính, sử dụng một số thuốc như corticoid và sử dụng quá nhiều hormone tuyến giáp, ít hoạt động, nằm bất động kéo dài, hút thuốc, uống nhiều rượu bia, gia đình có người bị loãng xương...

Điều trị loãng xương bằng cách ngăn ngừa sự tiến triển của bệnh loãng xương, ngăn ngừa việc tiếp tục mất xương để giảm nguy cơ gãy xương do loãng xương. Phải mất một thời gian dài điều trị mới ngừa được gãy xương trong tương lai. Người bệnh có thể không cảm thấy hay nhìn thấy hiệu quả trước mắt nhưng hãy cố gắng tuân thủ theo lời khuyên của bác sĩ để đạt kết quả tốt nhất. Có nhiều phương pháp điều trị như dùng thuốc, thực hiện các can thiệp ngoài thuốc bằng chế độ đinh dưỡng. Có thể bổ sung canxi, vitamin D, vitamin K, chất đạm và các yếu tố vi lượng khác. Ngoài ra, cải thiện lối sống như: tập vận động, giảm hút thuốc, uống rượu... cũng sẽ góp phần tích cực cho hiệu quả điều trị.

Mỗi người có thể phòng bệnh loãng xương bằng chế độ ăn uống đầy đủ chất đạm, năng lượng, canxi, vitamin D, nếu có thể nên giảm liều hoặc ngưng dùng corticoids. Ăn uống phải có đủ can-xi và vitamin D để bộ xương được xây dựng và duy trì vững chắc. Tuy nhiên, chỉ riêng yếu tố can-xi không thể ngăn ngừa hoặc điều trị loãng xương mà bổ sung đầy đủ can-xi chỉ là một phần quan trọng trong các chương trình phòng ngừa hoặc điều trị loãng xương. Vitamin D đóng vai trò quan trọng trong hấp thụ can-xi và chất lượng bộ xương. Vitamin D giúp can-xi rời khỏi ruột vào máu, vitamin D cũng tác động ở thận để giúp tái hấp thu lượng can-xi, không cho bài tiết qua nước tiểu.

Bên cạnh chế độ dinh dưỡng cần kết hợp luyện tập cơ thể nhằm giúp xương trở nên cứng cáp hơn. Có 2 kiểu luyện tập chính để xây dựng và duy trì mật độ xương và khối lượng xương là tập tạ nhỏ và các bài tập về sức bền như chạy nhẹ, đi bộ, leo cầu thang, khiêu vũ và thái cực quyền. Khi tham gia các chương trình tập luyện, nên lưu ý đến tình trạng sức khỏe cá nhân và sự chỉ dẫn của nhà chuyên môn để có được chế độ tập phù hợp. Trường hợp có các yếu tố nguy cơ loãng xương cần được đánh giá và nếu cần thì phải điều trị chứ không thể chỉ trông chờ vào chế độ ăn giàu can-xi.

(Theo Báo Cần Thơ)

  • Thuốc độc trên đĩa thức ăn
  • 6 lý do nên uống nước quả ép
  • Đông máu tĩnh mạch - Bệnh của tương lai?
  • 10 lý do nên tập chạy
  • Vũ khí mới chữa bệnh tiểu đường
  • Tác dụng từ việc ăn giá đỗ
  • Bệnh hen và cúm A/H1N1
  • Bị gout hay viêm khớp?
  • Không dùng miếng dán hạ sốt
  • Trắc nghiệm: Hiểu biết của bạn về tuyến tiền liệt?
  • Điều trị viêm hang vị
  • Giải mã toàn bộ bộ gien gây ung thư vú
  • Thoái hóa hoàng điểm
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
MUA VÉ MÁY BAY 24H
090 367 5580
091 515 0804
  • Giảm giá cực sốc hè 2013 tại Vincom Center Bà Triệu
  • Rầm rộ khuyến mãi 2/9
  • BigC giảm giá tới 50% hơn 1.300 sản phẩm
  • Thoả sức mua sắm với “crazy sale” tại Vincom Center
  • Hà Nội: Đăng ký Internet được dùng miễn phí MyTV và điện thoại cố định
  • Rầm rộ khuyến mãi "khủng" dịp 30/4
  • Vietnam Airlines bán giá siêu khuyến mại 3 ngày cuối tháng 4
  • Bay giữa TP.HCM, Vinh, Hải Phòng chỉ từ 650.000 đồng