Cây ngải cứu - Ảnh: THU THỦY |
1. Bộ phận dùng: Lá
2. Bào chế: Dùng tươi hoặc phơi khô
3. Công dụng và liều dùng: Thông khí huyết, trừ hàn thấp, điều hoà kinh nguyệt, an thai, cầm máu, giải nhiệt.
Liều dùng: Sắc uống ngày 4-15g
4. Đơn thuốc có ngải cứu:
- Kinh nguyệt kéo dài, đau bụng, có máu cục hoặc ra máu nhiều, người mệt mỏi, đi lại yếu: Lá ngải cứu khô 10g sắc với 200ml nước còn lại 100ml (có thể cho thêm ít đường cho dễ uống).
- Phụ nữ có thai đau bụng, ra máu: Lá ngải cứu 16g, lá tía tô 16g, sắc với 160ml nước còn 100ml, chia làm 3 lần uống trong ngày.
- Phụ nữ sẩy thai ra huyết nhiều hoặc sau khi đẻ ỉa chảy không cầm: Ngải cứu khô 20g, gừng già nướng 20g, sắc đặc uống.
- Đại tiện ra máu: Lá ngải cứu tươi 1 nắm, đậu đen 100 hột, nước 1 chén, sắc đặc uống lúc đói.
- Phụ nữ có thai bỗng trợn mắt, đờm trào lên, cấm khẩu bất tỉnh nhân sự: Lá ngải cứu 100-120g vò nát, xào với dấm thật nóng, gói vào vải chườm vùng dưới rốn là tỉnh lại.
- Phụ nữ động thai, huyết ra nhiều bất tỉnh nhân sự: Lá ngải cứu giã nát vắt nước 2 chén, cao da trâu 40g, mật ong 1 chén. Cả 3 thứ sắc lại thành 1 chén cho uống.
Kinh nghiệm: Phụ nữ có thai bị té ngã hoặc bị đánh bầm tím da thịt, nếu không ảnh hưởng đến thai nhi thì chữa trị như sau: 1 nắm lá ngải cứu tươi, 1 nắm lá tía tô, giã chung vắt nước uống.
Lương y CAO VĂN SANG
(Theo Phú Yên Online)