Theo một nghiên cứu mới ở Canada, người già tập đối kháng thường xuyên có thể cải thiện chức năng tâm thần và giảm nguy cơ bị sa sút trí tuệ.
Trong thời gian 6 tháng, các nhà nghiên cứu Trường đại học Columbia (Anh) đã so sánh kỹ năng nhận thức của 28 phụ nữ cao tuổi tập tạ 2 lần/tuần với 30 người tập thể dục nhịp điệu và 28 người tập các bài tập thăng bằng.
Kết quả cho thấy phụ nữ ở nhóm tập tạ, từ 70 đến 80 tuổi và bị suy giảm nhận thức nhẹ, đã thực hiện tốt hơn các bài tét giải quyết mâu thuẫn, thời gian tập trung và trí nhớ. Những người suy giảm nhận thức nhẹ dễ bị sa sút trí tuệ hơn.
Người tập tạ có những thay đổi đặc trưng ở các vùng liên quan đến trí nhớ trong não. Nhóm tập thể dục nhịp điệu không có cải thiện tương tự.
Một nghiên cứu khác của tiến sĩ Nader Fallah, thuộc Trường đại học Columbia (Anh), cũng cho thấy người già tập đối kháng đã thực hiện các tét nhận thức tốt hơn so với người tập thăng bằng.
Glenn Rees, nhà lãnh đạo cao nhất của Hiệp hội Alzheimer Úc, cho rằng các nhà nghiên cứu nên biết về những lợi ích của bài tập sức bền. “Nó cải thiện cấu trúc và chức năng não. Nghiên cứu cho thấy nó điều hòa nồng độ insulin trong não – được biết là liên quan với nguy cơ sa sút trí tuệ”.
Người già không nên ngừng tập thể dục nhịp điệu để tập nâng tạ. Họ cần biết điều gì là thoải mái và có lợi đối với họ. Tập đối kháng là rất tốt, nhưng mọi người có thể tập chạy, đi bộ hoặc bất cứ môn thể thao nào phù hợp với mình.
Hiện có gần 280.000 người Úc sống chung với bệnh sa sút trí tuệ.
Theo MSN