Trên thế giới, các chiến binh La Mã cũng biết dùng tỏi để chữa bệnh cúm. Các vận động viên Olympic Hy Lạp cổ đại cũng dùng tỏi để tăng sức bền, giúp cho hoạt động hô hấp trở nên dễ dàng hơn.
Tỏi không chứa độc tính và rất tốt cho những người mắc bệnh về phổi và hệ hô hấp. Tỏi hỗ trợ điều trị người bệnh viêm hô hấp, giúp nhanh khỏi hơn và giảm tỷ lệ tử vong. Tỏi cũng giúp ngăn ngừa hiệu quả và làm giảm nguy cơ mắc các bệnh viêm nhiễm đường hô hấp. Không những thế, tỏi còn giúp người dùng nó ngăn ngừa chứng mỡ máu cao, làm giảm độ nhớt của máu, giúp máu lưu thông dễ dàng. Tỏi cũng có khả năng chống lão hóa mạnh, ngăn ngừa ung thư, giảm bệnh khớp.
Theo Đông y, tỏi còn có tên là đại toán, vị cay, tính ôn vào kinh can và kinh vị.
Tác dụng: thanh nhiệt, giải độc, sát trùng, tẩy uế, thông khiếu, tiêu nhọt, tiêu đờm, đầy chướng, đại tiểu tiện khó, tả lỵ.
Lưu ý, tỏi sẽ mất tác dụng khi nấu chín hoặc chế biến ở nhiệt độ từ 60 - 70 độ C. Đặc biệt, rượu tỏi có tác dụng kéo dài tuổi thọ, chống xơ cứng động mạch và chữa được 6 nhóm bệnh sau:
- Thấp khớp (sưng khớp, vôi hóa các khớp, mỏi xương khớp).
- Tim mạch (huyết áp thấp, huyết áp cao, hở van tim, ngoại tâm thu).
- Phế quản (viêm phế quản, viêm họng, hen phế quản).
- Tiêu hóa (ăn khó tiêu, ợ chua, viêm tá tràng, loét dạ dày).
- Trĩ nội và trĩ ngoại.
- Đái tháo đường.
*Công thức rượu tỏi:
- Tỏi khô (đã bóc vỏ): 40g
- Rượu trắng 45 độ: 100ml
Tỏi bóc vỏ, thái nhỏ cho vào chai (lọ) sau đó đổ rượu vào ngâm và đậy nút chai (lọ) lại. Ngâm khoảng 10 ngày thì có thể dùng được. Khi đó, rượu sẽ có màu vàng nghệ.
*Cách dùng:
Trước khi dùng nên lắc đều chai (lọ) ngâm rượu tỏi. Mỗi ngày, cần uống 1 muỗng cà phê nhỏ (tương đương với 40 giọt) vào buổi sáng (trước khi ăn) và buổi tối (trước khi ngủ).
(Theo BDO)