Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Vị thuốc từ cây hẹ

Cây hẹ có tên gọi là cửu thái, khởi dương thảo... Hẹ là loại rau không chỉ được dùng nhiều trong các món ăn mà còn là cây thuốc chữa bệnh. Bộ phận dùng và chế biến làm thuốc cả cây.

Theo nghiên cứu hiện đại, trong 1kg hẹ có 5-10g đạm, 5-30g đường, 2g vitamin A, 89g vitamin C, 2,6g canxi, 2,2g phốt pho. Đặc biệt, trong lá hẹ có rất nhiều chất xơ, có tác dụng giảm đường huyết, giảm mỡ máu, ngừa xơ mỡ động mạch, bảo vệ tuyến tụy. Còn theo Đông y, lá hẹ để tươi có tính nhiệt, nhưng khi nấu chín ăn lại có tính ôn (ấm), vị cay, đi vào các kinh can, tỳ và vị; tác dụng ôn trung, hành khí, tán độc, chữa ho cho trẻ, tiêu hóa kém, trĩ sưng đau, ra mồ hôi trộm, đi tiểu nhiều lần... Còn hạt và rễ hẹ cũng có tính ấm, vị cay ngọt, đi vào kinh can, thận, chữa đái dầm, táo bón, trị giun kim... Củ hẹ tác dụng ôn trung, kiện vị, hành khí...

Đơn thuốc có sử dụng cây hẹ

Chữa ho trẻ em: Lấy lá hẹ tươi đem cắt nhỏ, cho đường phèn vào cùng một bát, sau cho vào nồi cơm hấp chín. Cho trẻ uống dần trong ngày 2 - 3 lần.

Chữa hen suyễn (khó thở): Lá hẹ một nắm giã nát, lấy nước uống hay sắc lên để uống.

Chữa chứng táo bón: Hạt hẹ rang vàng, giã nhỏ. Mỗi lần uống 5g. Hòa nước sôi uống ngày 3 lần.

Cảm mạo, ho do lạnh: Lá hẹ 250g, gừng tươi 25g, cho thêm ít đường hấp chín, ăn cái, uống nước.

Trị chứng đái dầm ở trẻ em: Nấu cháo rễ hẹ. Rễ hẹ tươi 25g, gạo 50g, rễ hẹ vắt lấy nước cho vào cháo đang sôi, thêm ít đường, ăn nóng, dùng liên tục trong 10 ngày.

Chữa đau răng: Lấy một nắm hẹ (cả rễ) giã nhuyễn, đặt vào chỗ đau, đặt liên tục cho đến khi khỏi.

Trị giun kim: Rễ hẹ một nắm giã lấy nước cho uống.

Trĩ sưng đau: Một nắm to lá hẹ cho vào nồi đất cùng với nước, dùng lá chuối bịt kín nồi, đun đến khi sôi thì nhấc xuống, chọc một lỗ thủng trên lá chuối cho hơi bay lên để xông trĩ. Khi thấy hết hơi bay lên thì đổ hẹ ra chậu ngâm rửa hậu môn.     

Chữa ra mồ hôi trộm: Lá hẹ tươi 200g, thịt rắn 100g. Hai thứ đem cùng hấp chín, nêm gia vị vừa đủ để ăn. Cần dùng hàng ngày.

Đi tiểu nhiều lần: Lá hẹ, cây tơ hồng xanh, ngũ vị tử, phúc bồn tử, câu kỷ tử, nữ trinh tử. Mỗi vị 40g, đem phơi khô tán bột, mỗi lần uống 6g. Ngày uống 2 lần với nước ấm.

Chữa phụ nữ âm đạo tiết ra chất dịch: 100g củ hẹ giã nát, vắt lấy nước cốt, trộn đều với 1 quả trứng gà, cho chút đường vào và để bát vào nồi cơm hấp chín. Ngày ăn 1 lần, cần ăn liên tục trong 5 ngày.

Bị chín mé càng cua (nhiễm trùng sưng tấy đầu móng tay): Hẹ dùng cả củ và rễ, giã nát, xào rượu chườm, bó, băng lại chỗ bị lên càng cua. Ngày thay băng 3 - 4 lần.

(Theo 24h.com.vn // VTC6 )

  • Thuốc độc trên đĩa thức ăn
  • 6 lý do nên uống nước quả ép
  • Đông máu tĩnh mạch - Bệnh của tương lai?
  • 10 lý do nên tập chạy
  • Vũ khí mới chữa bệnh tiểu đường
  • Ung thư là hậu quả của thức đêm?
  • Những "vị vua" trong "thế giới rau"
  • Ăn bông cải xanh ngăn ngừa cơn đau tim và đột qụy
  • Viện Y Dược học Dân tộc áp dụng phương pháp mới điều trị nghiện ma túy
  • Ăn bông cải xanh để chống ung thư dạ dày
  • Bí quyết giảm huyết áp cao
  • Hơi thở hôi có thể là biểu hiện của bệnh nặng
  • Diệt nấm chân bằng chất thải?
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
MUA VÉ MÁY BAY 24H
090 367 5580
091 515 0804
  • Giảm giá cực sốc hè 2013 tại Vincom Center Bà Triệu
  • Rầm rộ khuyến mãi 2/9
  • BigC giảm giá tới 50% hơn 1.300 sản phẩm
  • Thoả sức mua sắm với “crazy sale” tại Vincom Center
  • Hà Nội: Đăng ký Internet được dùng miễn phí MyTV và điện thoại cố định
  • Rầm rộ khuyến mãi "khủng" dịp 30/4
  • Vietnam Airlines bán giá siêu khuyến mại 3 ngày cuối tháng 4
  • Bay giữa TP.HCM, Vinh, Hải Phòng chỉ từ 650.000 đồng