Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Viêm dạ dày- đừng để cấp tính thành mạn tính

Viêm dạ dày, đặc biệt viêm dạ dày cấp tính, là căn bệnh thường gặp, xuất phát từ điều kiện ăn uống, sinh hoạt hằng ngày,... Có nhiều cách để phòng ngừa bệnh này, như ăn uống điều độ, tránh dùng nhiều thuốc kháng viêm, không uống nhiều rượu, không để bị stress... Bài viết của thạc sĩ, bác sĩ Trần Thị Thanh Hoa chia sẻ với bạn đọc thông tin về căn bệnh này.

Một bệnh nhân viêm dạ dày cấp được điều trị nội trú tại Bệnh viện Đa khoa TP Cần Thơ.Ảnh: K.LOAN

Khoảng đầu tháng 7-2009, bệnh nhân Nguyễn Văn K., 41 tuổi, ở TP Cần Thơ, được đưa vào Bệnh viện Đa khoa TP Cần Thơ do đau bụng vùng thượng vị và ói ra máu. Gia đình ông K. cho biết, sau khi uống rượu, ông K thấy đau ở vùng thượng vị, mệt, chóng mặt, sau đó, ói ra máu đỏ tươi lẫn thức ăn. Qua khám, nội soi, bác sĩ chẩn đoán ông K. bị viêm dạ dày xuất huyết. Còn bà Hồ Thị H., 68 tuổi, bị đau khớp gối trái, tự mua thuốc uống (không rõ loại thuốc). Sau vài ngày, bà cảm thấy đau bụng vùng thượng vị, buồn nôn, chán ăn, mệt mỏi. Các bác sĩ bệnh viện chẩn đoán bà bị viêm dạ dày, viêm hành tá tràng, cộng với viêm khớp gối trái.

Theo các bác sĩ, những trường hợp viêm dạ dày cấp, nếu gia đình đưa bệnh nhân đến cơ sở y tế trễ thì rất nguy hiểm. Viêm dạ dày cấp là phản ứng viêm nhanh chóng thành lập, chỉ hạn chế ở niêm mạc. Bệnh có đặc tính là khởi phát bất ngờ, diễn tiến nhanh chóng do tác dụng của một yếu tố đơn thuần như tác nhân độc hại hoặc nhiễm trùng trên niêm mạc dạ dày.

Biểu hiện của viêm dạ dày cấp rất khác nhau. Thông thường, người bệnh chán ăn, buồn nôn, nôn, đau thượng vị lan tỏa, có thể có sốt kèm theo. Người bệnh có cơn đau thượng vị cấp, nôn mửa có thể trụy tim mạch, ói máu, tiêu phân đen. Ở người khỏe, sau uống rượu, uống aspirin, nếu có xuất huyết thường do viêm trợt, nôn ra cục máu đỏ tươi. Nếu uống các thuốc chống viêm non-steroid, thường viêm trợt dạ dày làm chướng bụng, đầy hơi.

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến viêm dạ dày cấp. Dựa theo yếu tố phát sinh, người ta phân chia viêm dạ dày cấp ra làm 2 loại:

+ Viêm dạ dày cấp do ngoại sinh, như: virus, vi khuẩn (ngày nay, người ta tìm thấy được vai trò của vi khuẩn Helicobacter Pylory (HP) gây viêm loét dạ dày có thể gây ung thư dạ dày). Người bệnh ăn thức ăn nóng, cứng, khó tiêu, nhai không kỹ, hoặc bị nhiễm độc do tụ cầu, Ecoli, rượu, chè, cà-phê. Người bệnh dùng lâu ngày các loại thuốc uống có hại cho dạ dày như thuốc aspirin, thuốc giảm đau kháng viêm non-steroid, các chất ăn mòn, các kích thích nhiệt, dị vật...

+ Viêm dạ dày cấp do nội sinh thường do đường máu trong các bệnh nhiễm trùng cấp. Stress nặng, bỏng nặng, chấn thương, sau cuộc mổ lớn, sốc, tia xạ trong điều trị các bệnh ung thư... là những yếu tố có thể làm dạ dày tăng tiết axit (chất chua có trong dịch vị), đồng thời làm giảm sự sản xuất các chất đệm, giảm lượng máu lưu thông đến dạ dày làm cho chất axit ứ đọng trong lòng dạ dày, dẫn đến tổn thương niêm mạc dạ dày.

Để điều trị viêm dạ dày cấp, người bệnh phải ngưng ngay việc sử dụng các chất tác hại. Cần đặc biệt lưu ý đến chế độ ăn uống sao cho giảm các yếu tố kích thích dạ dày. Thức ăn phải loãng, mềm, dễ tiêu và đủ dinh dưỡng để bảo vệ niêm mạc dạ dày. Nên ăn chậm, nhai kỹ, giữ khoảng cách đều đặn, hợp lý giữa các bữa ăn. Lúc đầu, nên ăn những thức ăn loãng; sau đó, người bệnh có thể dần dần ăn những thức ăn đặc hơn. Nếu người bệnh nôn nhiều, bị mất nước, cần được bù nước điện giải bằng đường tiêm truyền tĩnh mạch.

Dù bệnh đã ổn định nhưng người bị viêm dạ dày cấp tính vẫn phải kiêng những món gây kích thích làm thương tổn niêm mạc dạ dày, như: rượu, bia, ớt, tỏi, hành... Kiêng thịt mỡ, bơ và những món ăn có dầu mỡ vì đây là những món rất khó tiêu, buộc dạ dày phải tăng co bóp. Cũng nên hạn chế dùng các thức ăn, đồ uống như sữa đậu nành, đậu phộng, đường mía, sữa bò, nước giải khát có gas... vì đây là các món ăn gây đầy hơi.

Nếu tuân theo chế độ điều trị tốt, sức khỏe của hầu hết bệnh nhân viêm dạ dày cấp cải thiện rất nhanh, bệnh nhân có thể sớm trở lại sinh hoạt và làm việc bình thường. Ngược lại, bệnh có thể diễn tiến xấu đi, từ cấp tính chuyển sang mạn tính, gây nhiều triệu chứng khó chịu, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của bệnh nhân. Ăn uống điều độ, hợp lý, tránh dùng nhiều thuốc kháng viêm, không uống nhiều rượu, bia, không để bị stress... là cách phòng bệnh viêm dạ dày hiệu quả nhất.

(Theo Đặng Ngọc/Cần Thơ)

  • Thuốc độc trên đĩa thức ăn
  • 6 lý do nên uống nước quả ép
  • Đông máu tĩnh mạch - Bệnh của tương lai?
  • 10 lý do nên tập chạy
  • Vũ khí mới chữa bệnh tiểu đường
  • 5 loại thực phẩm tăng cường khả năng phòng cúm ở người
  • 10 lời khuyên dinh dưỡng cho người cao huyết áp
  • Tập thể dục giúp tăng cường sản sinh tế bào gốc
  • Nhồi máu cơ tim khác suy tim thế nào?
  • Ăn gì để ngủ ngon?
  • 18 điều có lợi cho sức khỏe và vẻ đẹp bạn gái
  • Rối loạn phân ly
  • Thực phẩm chức năng - Nghe quen nhưng hiểu lơ mơ
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
MUA VÉ MÁY BAY 24H
090 367 5580
091 515 0804
  • Giảm giá cực sốc hè 2013 tại Vincom Center Bà Triệu
  • Rầm rộ khuyến mãi 2/9
  • BigC giảm giá tới 50% hơn 1.300 sản phẩm
  • Thoả sức mua sắm với “crazy sale” tại Vincom Center
  • Hà Nội: Đăng ký Internet được dùng miễn phí MyTV và điện thoại cố định
  • Rầm rộ khuyến mãi "khủng" dịp 30/4
  • Vietnam Airlines bán giá siêu khuyến mại 3 ngày cuối tháng 4
  • Bay giữa TP.HCM, Vinh, Hải Phòng chỉ từ 650.000 đồng