Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Lái xe đêm, khó mà dễ!

Giữ tốc độ an toàn, đi đúng phần đường và sử dụng đèn pha linh hoạt - Ảnh: Bobi.
Với tầm nhìn hạn chế, mức độ nguy hiểm và rủi ro khi điều khiển xe trong đêm tối sẽ tăng lên. Một số gợi ý dưới đây có thể sẽ giúp ích cho bạn khi điều khiển xe vào ban đêm.

Chuẩn bị hành trình đêm

Vệ sinh kính, gương của toàn bộ chiếc xe cả trong lẫn ngoài sẽ giúp bạn có thể quan sát tốt nhất mọi phía vì gương hay kính bẩn đều sẽ làm hạn chế tầm nhìn của bạn.
 
Với một số loại xe hiện đại, bạn nên sử dụng chức năng điều chỉnh góc chiếu của đèn pha sao cho vị trí pha phù hợp với tải trọng của xe. Phần đuôi xe càng nặng thì mũi xe càng ngóc lên cao và do vậy góc chiếu của pha càng phải nhỏ để tránh làm loá mắt tài xế các xe chạy ngược chiều.

Gương chiếu hậu trong và ngoài xe cũng nên được điều chỉnh vào vị trí đi đêm để tránh bị chói mắt do đèn pha các xe chạy phía sau.
 
Bạn nên dành vài phút cho mắt điều chỉnh và làm quen với bóng tối trước khi bắt đầu lên đường.  
 
Tắt tất cả các loại ánh sáng trong xe như đèn đọc sách là cần thiết để không làm ảnh hưởng đến sự tập trung cũng như khả năng quan sát của người lái. Nếu có thể, bạn nên điều chỉnh độ sáng bảng đồng hồ ở mức vừa phải, đủ để đọc các chỉ số cơ bản mà không quá sáng để không gây khó chịu cho mắt.
 
Lên đường

Lái xe với tốc độ mà bạn cảm thấy tự tin và làm chủ được tầm nhìn của mình sẽ giúp bạn không bị căng thẳng khi điều khiển xe và dễ dàng xử lý được tình huống bất ngờ trên đường.

Cho xe di chuyển đúng phần đường quy định theo vạch ngăn cách giữa đường sẽ giúp việc làm chủ mặt đường tốt hơn.

Khi vượt xe cùng chiều, sử dụng đèn báo hiệu đi thẳng, dùng pha chiếu gần (hay còn gọi là đèn cốt) và nhấp nháy báo hiệu cho xe đằng trước biết để nhường đường.

Khi xe phải vượt đèo núi vào ban đêm, bạn nên giữ tốc độ an toàn và điều khiển xe đúng phần đường, hơi lấn sang phần đường có núi sẽ giúp bạn có tâm lý yên tâm hơn. Phán đoán xe ngược chiều nhờ ánh sáng đèn pha đối diện để tạo khoảng cách an toàn nhất cho cả 2 xe khi tránh nhau.

Sử dụng đèn khi đi ban đêm

Sử dụng đèn pha linh hoạt sẽ đảm bảo an toàn cho bạn và những xe cùng lưu thông trên đường. Bạn chỉ nên dùng đèn pha chiếu xa khi đường vắng và không có xe chạy ngược chiều hoặc chạy trước mặt. Nếu không dùng pha chiếu gần, tài xế xe ngược chiều sẽ bị chói mắt và hoàn toàn có thể không làm chủ được chiếc xe đang điều khiển.

Khi chạy xe ban đêm, các tài xế thường bật pha chiếu xa để tầm nhìn được rộng hơn. Để đảm bảo an toàn, bạn nên nháy pha 1 vài lần để cảm nhận không gian cung đường phía trước xe được tốt hơn, việc này cũng giúp bạn tránh bị trạng thái ảo do tác động của ánh sáng thẳng.

Khi nhìn thấy xe đi ngược chiều, chuyển từ pha chiếu xa sang pha chiếu gần để tránh làm bị chói mắt tài xế xe đối diện. Bạn nên nháy đèn pha 2 đến 3 lần để báo hiệu cho xe đối diện biết là có chướng ngại vật ngược chiều.

Thêm nữa, việc nháy pha cũng sẽ giúp bạn phán đoán tài xế xe đối diện có đang bị buồn ngủ hay không để có thể đưa ra quyết định xử lý sớm. Nếu nháy pha nhiều lần mà xe đối diện không có động tĩnh gì về đèn chiếu sáng, thì tốt nhất nên giảm tốc độ và dạt sâu vào phần đường của mình.

Với những chặng đường tối, nên sử dụng thêm đèn sương mù để làm tăng khả năng quan sát hai bên vệ đường. Đặc biệt, đèn sương mù không làm tài xế các xe chạy ngược chiều bị chói mắt.

Nói chung, dù xe chạy ngược chiều bật pha gần hay pha xa thì sau khi chạy ngang qua, trong một khoảng khắc nào đó tầm nhìn sẽ gần như bị mất. Chính vì vậy, khi chạy đến gần tốt nhất nên chạy sát bên phải đường để giúp nhanh chóng khôi phục sự quan sát cho mắt.

Giải pháp tránh buồn ngủ khi lái xe đêm

Dừng xe và uống cà phê hoặc trà để lấy lại sự tỉnh táo. Khoảng 30 phút sau khi uống mới nên tiếp tục lên đường bởi cần có thời gian để nghỉ ngơi và để chất caffein ngấm vào máu.

Trước khi lái xe đường trường nên ngủ đủ giấc, ít nhất là 6 tiếng hoặc hơn.

Không nên làm việc cả ngày rồi lái xe cả đêm. Nên tranh thủ lái xe những lúc bạn tỉnh táo và nghỉ đêm thay vì lái thông cả ngày lẫn đêm. Nên tránh lái xe vào những thời điểm dễ gây buồn ngủ như giữa trưa và từ giữa đêm đến sáng. Nếu không thể ngủ những thời điểm đó thì hãy tạm dừng vài phút và nghỉ ngơi. Nên tránh ăn các thức ăn nhiều chất carbonhydrate trong khi cần ăn các thức ăn giàu protein. Nên tránh sử dụng các loại thuốc gây buồn ngủ như thuốc chống dị ứng, thuốc cảm cúm khi định lái xe.

Khi lái xe đường trường một mình nên vặn to đài, thỉnh thoảng thay đổi chương trình để chống lại cơn buồn ngủ. Bên cạnh đó nên nghỉ 2 giờ mỗi khi đi được 100 đến 150 km. Những lúc nghỉ nên ra khỏi xe, làm vài động tác thể dục nhất là với cổ và vai. Hãy lên lịch trình đi và không nên đi quá 600 km/ngày.

Khi nào thì nên nghỉ ngơi?
 
Khi bạn không thể nhớ được những km cuối cùng bạn vừa đi qua.

Khi bạn lái lệch ra khỏi làn đường của mình.

Khi bạn cảm thấy suy nghĩ không còn thật tập trung.

Khi bạn ngáp liên tục.

Khi bạn cảm thấy khó tập trung hoặc mở mắt một cách tỉnh táo.

Và khi bạn suýt đâm vào cái gì đó.

(Theo Vneconomy)

  • Mansory độ Rolls Royce Ghost trắng tinh khôi
  • Phong cách mới của Nissan Murano 2011
  • Ra mắt Hyundai Sonata tại Việt Nam
  • Doanh số Mercedes C-Class cán mốc một triệu tại Mỹ
  • Giá xe GM Daewoo đồng loạt giảm
  • Triumph Street Triple R, mạnh mẽ và quyến rũ
  • Chiêm ngưỡng siêu xe độc Gemballa MIG-U1
  • Rắc rối xe hybrid
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
  • Giảm giá cực sốc hè 2013 tại Vincom Center Bà Triệu
  • Rầm rộ khuyến mãi 2/9
  • BigC giảm giá tới 50% hơn 1.300 sản phẩm
  • Thoả sức mua sắm với “crazy sale” tại Vincom Center
  • Hà Nội: Đăng ký Internet được dùng miễn phí MyTV và điện thoại cố định
  • Rầm rộ khuyến mãi "khủng" dịp 30/4
  • Vietnam Airlines bán giá siêu khuyến mại 3 ngày cuối tháng 4
  • Bay giữa TP.HCM, Vinh, Hải Phòng chỉ từ 650.000 đồng