Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Lên mạng mua... thuốc!

Mua thuốc qua liên mạng đã trở nên phổ biến trong những năm vừa qua. Thông thường, sau khi đi khám bác sĩ là ta phải tới nhà thuốc để mua thuốc về dùng. Với một số người, việc này có thể là một trở ngại nhỏ, vì không có thì giờ và phương tiện di chuyển. Tuy nhiên, mua như vậy ta sẽ có cơ hội nói chuyện trực tiếp với dược sĩ và hỏi thêm về cách dùng, đặc tính và tác dụng phụ của thuốc.

Sau chẩn bệnh từ xa, sẽ tới việc mua thuốc từ xa. Ảnh: Hồng Thái

Mua thuốc qua mạng được manh nha từ thập niên 60 nhưng chỉ phát triển mạnh vào thập niên 80 với sáng chế máy vi tính rồi internet. Dịch vụ này có một vài lợi điểm như tiện lợi, tiết kiệm thì giờ, không phải kiếm phương tiện di chuyển, mua được thuốc với giá khá rẻ vì chi phí điều hành ít. Một số người vì lý do này khác lại không muốn đi khám bệnh hoặc không có bảo hiểm sức khoẻ nhưng muốn có thuốc. Họ có thể mua thuốc qua internet một cách dễ dàng.

Ngày nay, vai trò của dược sĩ không chỉ là điều khiển việc bán thuốc mà còn có nhiều nhiệm vụ quan trọng hơn. Ngoài dược học, các vị này đã được huấn luyện thêm về lâm sàng, về dược trị liệu. Họ cũng tham gia vào việc trị bệnh, góp ý kiến với bác sĩ trong việc sử dụng thuốc, theo dõi sự công hiệu và tác dụng ngoài ý muốn do dược phẩm gây ra. Các vị đó cũng dành thời gian để giải thích cho bệnh nhân cách dùng thuốc: uống khi nào, bao nhiêu như chỉ định của bác sĩ, cho bệnh nhân biết tác dụng phụ của thuốc ra sao.

Nhiều trang web đứng đắn, hợp pháp dành nhiều cơ hội để bệnh nhân hỏi thêm về thuốc với các dược sĩ của họ hoặc có bác sĩ để lấy y sử, bệnh tình rồi ghi toa. Họ cũng cung cấp thêm các tin tức về bệnh và dược phẩm qua internet. Không ít trang web bán thuốc không cần toa, dù là thuốc thường hoặc thuốc trong danh sách kiểm soát, chỉ được mua, bán với toa thuốc do bác sĩ ghi.

Hiện nay, bán thuốc qua mạng hiện diện khắp mọi quốc gia, đặc biệt tại nơi mà thuốc được bán tự do, không cần toa của bác sĩ. Riêng tại Hoa Kỳ có cả ngàn cơ sở có giấy phép và cơ sở lậu bán dược phẩm qua internet. Các cơ sở hợp pháp đều được các cơ quan chức năng (National Association of Boards of Pharmacy và Federation of State Medical Boards) chứng nhận đã hội đủ các điều kiện về bằng cấp và các tiêu chuẩn hành nghề dược. Những cơ sở trên internet có mang dấu triện hình bầu dục màu xanh đặc biệt với hàng chữ VIPPS (Verified Internet Pharmacy Practice Sites) do NABP cấp phát đáng tin cậy vì đó là dấu hiệu bảo đảm sự tuân thủ của cơ sở này với chính quyền và báo cho người tiêu dùng biết được phẩm chất về thuốc mà họ cung cấp. Người mua cũng có thể tìm hiểu thêm những cơ sở này khi nhấn vào dấu ấn trên trang web quảng cáo của họ.

Mua thuốc qua internet tiện lợi, dễ dàng và tiết kiệm nhưng không phải luôn luôn an toàn. Trước khi mua, nên cân nhắc lợi hại với hoàn cảnh cá nhân và chỉ nên mua qua các trang web có uy tín và có giấy phép hành nghề.

( Theo bác sĩ Nguyễn Ý Đức, Texas – Hoa Kỳ // SGTT Online)

  • Để tránh mua nhầm xe tai nạn: Kiểm tra động cơ
  • Cảnh giác với nước giải khát bằng... hóa chất
  • TPHCM: Nắng nóng kéo dài, máy lạnh "cháy” hàng
  • Giá thịt cao có chắc an toàn?
  • Thực phẩm tăng giá do chi phí đầu vào cao!
  • Bao giờ cảnh báo bằng hình ảnh trên vỏ bao thuốc lá?
  • Tiền nào, netbook nấy
  • Sự thật về dầu và bơ thực vật? (Kỳ 1)
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
  • Giảm giá cực sốc hè 2013 tại Vincom Center Bà Triệu
  • Rầm rộ khuyến mãi 2/9
  • BigC giảm giá tới 50% hơn 1.300 sản phẩm
  • Thoả sức mua sắm với “crazy sale” tại Vincom Center
  • Hà Nội: Đăng ký Internet được dùng miễn phí MyTV và điện thoại cố định
  • Rầm rộ khuyến mãi "khủng" dịp 30/4
  • Vietnam Airlines bán giá siêu khuyến mại 3 ngày cuối tháng 4
  • Bay giữa TP.HCM, Vinh, Hải Phòng chỉ từ 650.000 đồng