Phát triển Doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV) là một bộ phận quan trọng trong quá trình xoá đói giảm nghèo và đáp ứng những Mục tiêu Phát triển thiên niên kỉ. Cũng như nhiều quốc gia khác, tầm quan trọng của khu vực DNNVV ở Việt Nam ngày càng được chú trọng hơn trên nhiều phương diện xã hội. Và trong công cuộc phát triển, khu vực DNNVV đã có những tiến bộ đáng kể, góp phần nâng cao vị thế của các DNNVV lên cao.
![]() |
Những kết quả đạt được
Thành tựu lớn nhất trong quá trình phát triển DNNVV chính là sự cải thiện về khung pháp lý liên quan đến khâu đăng ký kinh doanh (ĐKKD) và gia nhập thị trường của các DNNVV. Hiện tại các DNNVV khởi sự kinh doanh dễ hơn nhiều so với một vài năm trước đây. Thủ tục, thời gian và chi phí liên quan đến thành lập DN mới đã thực sự được cắt giảm. Kết quả là số lượng DN mới được thành lập trong những năm qua đã gia tăng mạnh mẽ. Theo số lượng của Tổng cục Thống kê, số lượng các DNNVV hoạt động đã tăng từ 39.867 năm 2000 lên 127.600 vào năm 2006, tức là tăng 3 lần chỉ trong 7 năm.
Kinh nghiệm quốc tế chỉ ra rằng, số lượng DNNVV (tính trên 10.000 người dân) tỷ lệ nghịch với thời gian cần thiết để thành lập một DN. Nếu thời gian để tiến hành ĐKKD giảm thì số lượng DNNVV sẽ tăng lên. Và một khu vực DNNVV vững mạnh là điều kiện tiên quyết của một nền kinh tế hùng mạnh..
So với thời gian trước, các DNNVV tiếp cận vốn dễ dàng hơn. Các ngân hàng hiện nay đã sẵn sàng hơn trong việc cho các DNNVV vay và tăng trưởng tín dụng ngân hàng đã tăng lên đáng kể. Các sản phẩm và dịch vụ tài chính cho DNNVV cũng tăng lên bao gồm hoạt động cho thuê tài chính và một vài hoạt động bao thanh toán bắt đầu được triển khai. Tiếp cận nguồn vốn là một nhân tố chính yếu quyết định sự phát triển mạnh mẽ và bền vững của DN. Điều này không có nghĩa là tiếp cận tài chính hiện nay đối với các DNNVV sẽ cần tiếp cận nhiều hơn tới các DNNVV đã trở nên phong phú vì thực tế hiếm có quốc gia nào trên thế giới đạt được điều này. Trong tương lai, các DNNVV sẽ cần tiếp cận nhiều hơn tới các cách thức huy động vốn dài hạn, ví dụ huy động cổ phần, hoặc các khoản vay dài hạn hơn nhằm tạo nguồn ngân sách để đầu tư vào công nghệ mới, để các DNNVV Việt Nam có thể tiến xa hơn trong các chuỗi giá trị toàn cầu.
Năng lực cạnh tranh của khu vực DNNVV Việt Nam vốn được coi là yếu, nhất là so với DN có vốn đầu tư nước ngoài. Tuy nhiên, tình trạng này đang được cải thiện thông qua việc Chính phủ đã xây dựng các chương trình nhằm nâng cao năng lực và cải thiện khả năng cạnh tranh của DN. Chương trình trợ giúp đào tạo nguồn nhân lực cho các DNNVV giai đoạn 2004-2008 thực hiện theo Quyết định số 143/2004/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ là một trong những chương trình mang lại hiệu quả tích cực cho khu vực DNNVV. Chính phủ cũng đã dành hơn 119 tỷ đồng từ ngân sách Trung ương cho Chương trình này để trợ giúp đào tạo về khởi sự DN, quản trị DN và đào tạo nâng cao năng lực của giảng viên. Vài năm gần đây, ngân sách Trung ương của chương trình tập trung bố trí cho 20 tỉnh miền núi, Tây Nguyên có khó khăn nhằm gia tăng số lượng và chất lượng của khu vực DNNVV ở các vùng khó khăn, vùng đồng bào dân tộc. Nhận thức được vai trò ngày càng quan trọng của DNNVV, hầu hết các địa phương đều bố trí một phần ngân sách để trợ giúp đào tạo nguồn nhân lực cho các DNNVV trên địa bàn. Một số tổ chức quốc tế, các dự án trong và ngoài nước triển khai thực hiện tại các địa phương cũng dành một phần kinh phí để đào tạo nâng cao lực cho DNNVV.
Việc tạo dựng văn hoá kinh doanh cũng đã đạt đựợc một số thành tựu mặc dù để thay đổi quan điểm văn hoá xã hội trong ngắn hạn là rất khó. Các doanh nhân hiện nay đã được xã hội coi trọng hơn và đề tài DN đã và đang được giới thiệu ở nhiều chương trình phù hợp. Những cạnh tranh trong khu vực tư nhân như chiến dịch “thách thức 20 triệu USD”/năm cũng đang thu hút sự quan tâm đặc biệt của các DN.
Ngoài ra, cũng có một số kết quả đáng khen ngợi trong việc giảm bớt các gánh nặng về thanh tra và kiểm tra tại các DNNVV. Các chi phí nhằm tuân thủ quy định là rất lớn ở các DNNVV khi các nhà quản lý phải dành một phần đáng kể thời gian của họ cho các đợt thanh tra, kiểm tra khác nhau, đặc biệt những đợt thanh tra này không thực sự cần thiết.
Và tồn đọng
Mặc dù Luật phá sản đã được ban hành vào năm 2004, song còn nhiều tồn tại liên quan đến việc đóng cửa và phá sản DN. Rất nhiều DN đã đăng ký thành lập cuối cùng không thể tồn tại và đóng cửa vì nhiều lý do khác nhau. Khi các DN đóng cửa một cách chính thức, điều quan trọng là tài sản của các DN phải được tái sử dụng một cách có hiệu quả, để các DN khác có thể khai thác một cách triệt để. Tuy nhiên, ở Việt Nam việc các DN được đóng cửa một cách chính thức là tương đối hiếm. Thay vào đó, phần lớn các DNNVV đã đi vào trạng thái tạm ngừng hoạt động thay vì thực hiện các thủ tục cần thiết để giải thể DN. Sở Kế hoạch và Đầu tư các địa phương hiện nay chỉ có thể thu thập được số liệu về sự ra đời của các DN mới mà không có được số liệu về sự mất đi của các DN đang tồn tại.
Một tồn tại khác là vấn đề thuế đối với DN bao gồm DNNVV. Thời gian cần thiết để tuân thủ các quy định về thuế vẫn còn khá nhiều so với tiêu chuẩn trong khu vực, đặc biệt đối với các dự DNNVV nói riêng. Các DNNVV cũng phải đối mặt với những thách thức to lớn khác khi tiếp cận đất đai, nguồn lực khan hiếm trong điều kiện một quốc gia đông dân số như Việt Nam, và điều này đã được xác định là giải pháp thứ hai trong kế hoạch phát triển DNNVV. Đối với các DNNVV trong lĩnh vực sản xuất nói riêng, hạn chế trong tiếp cận đất đai là một khó khăn lớn bởi nó cản trở DN mở rộng quy mô hoạt động một điều kiện để DN trở nên cạnh tranh hơn. Quyền sử dụng đất thể hiện thông qua Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cũng là một vấn đề vướng mắc khi các DN cố gắng tiếp cận các nguồn tài chính. Trong trường hợp vay vốn các ngân hàng tại Việt Nam thường yêu cầu tài sản bảo đảm và hình thức tài sản đảm bảo phổ biến nhất chính là Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Tuy nhiên, chúng ta có thể nhìn thấy một tiến bộ trong việc ngày càng có nhiều đất đai phục vụ cho mục đích sản xuất được cung cấp nhờ những Vườn ươm khởi nghiệp được thành lập tại Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh.
Phát triển nguồn nhân lực có kỹ năng nghề nghiệp đối với khu vực DNNVV là mục tiêu dài hạn và đòi hỏi phải có thời gian để đạt được một quy mô mong muốn. Mặc dù thời gian qua Chính phủ và các địa phương đã dành ưu đãi cho chương trình phát triển nguồn nhân lực nhưng vẫn chưa có tiến triển nhiều, thậm chí vấn đề này đang là mối lo lắng của nhiều địa phương khi lao động không đáp ứng được yêu cầu của DN.
Triển vọng và những khuyến nghị chính sách
Giống như hầu hết các quốc gia trên thế giới, Việt Nam đang đạt được những tiến bộ nhất định trong việc phát triển DNNVV. Trong quá trình này, Việt Nam đã đạt được những thành tựu trên một số mặt song cũng còn những tồn tại ở một số mặt khác. Tuy nhiên chúng ta có thể lạc quan rằng môi trường cho DNNVV ở Việt Nam đã có nhiều cải thiện trong những năm gần đây và sẽ tiếp tục cải thiện trong những năm sắp tới.
Theo các số liệu thống kê trong báo cáo, số lượng các DNNVV hiện đang hoạt động tại Việt Nam đã tăng lên đáng kể từ năm 2000. Điều này đã phản ánh phần lớn những cải thiện trong thủ tục thành lập doanh nghiệp. Vì vậy, có thể khẳng định rằng số lượng DNNVV đã và đang ngày càng tăng. Tuy nhiên liệu chất lượng các DNNVV có cùng tăng với một mức như vậy không? Trong tương lai, chương tiếp của câu chuyện phát triển DNNVV ở Việt Nam có thể sẽ thay đổi trong tâm tư quá trình ra nhập thị trường sang việc hỗ trợ các DDNNV phát triển một cách mạnh mẽ, bền vững và cạnh tranh, nói cách khác là tập trung vào chất lượng của các DNNVV.
Để có thể cạnh tranh trong môi trường mới, hậu gia nhập WTO, các DNNVV phải hoạt động ngày càng hiệu quả, và trong hầu hết các trường hợp, vấn đề này đòi hỏi các DNNVV phải lớn hơn về quy mô và thành thạo trong việc sử dụng công nghệ. Điều này đã tạo ra một loạt các thử thách mới đối với chính phủ Việt Nam, trong nỗ lực nhằm cung cấp các hỗ trợ để giúp các DNNVV đạt được mức cao hơn về năng lực và hoạt động.
Với quan điểm như vậy Cục Phát triển DNNVV, Bộ Kế hoạch và Đầu tư hiện đang xây dựng một Nghị định mới thay thế, bổ sung Nghị đinh số 90/2001/NĐ-CP về trợ giúp phát triển DNNVV nhằm hỗ trợ cho sự phát triển của các DNNVV trong giai đoạn tiếp theo. Bản sửa đổi này dự định sẽ trình trong quý IV năm 2008. Việc sửa đổi Nghị định sẽ được tiến hành trên 4 nội dung chính: Định nghĩa DNNVV; Cụ thể hóa và bổ sung quy định nội dung quản lý nhà nước về hoạt động xúc tiến phát triển DNNVV; Quy định rõ hơn phương thức hỗ trợ của Nhà nước; Bổ sung một số nội dung về chính sách hỗ trợ tiếp cận tài chính, hỗ trợ công nghệ, kỹ thuật cho các DNNVV.
Kế hoạch phát triển DNNVV đã tạo ra một khung pháp lý hữu hiệu nhằm phối hợp và thống nhất các hoạt động hỗ trợ DNNVV vì hiệu quả cao nhất và để tránh các nỗ lực trùng lặp (hoặc trái ngược). Bộ Kế hoạch và Đầu tư sẽ đóng vai trò điều phối và là chất xúc tác hỗ trợ cho Hội đồng Khuyến khích phát triển DNNVV, cơ quan Chính phủ và những bên có liên quan nhằm tạo ra những nỗ lực chung để tạo dựng một môi trường thuân lợi cho các DNNVV ở Việt Nam./.
Nguồn: Báo cáo thường niên DNNVV Việt Nam 2008, Cục DNNVV- Bộ Kế hoạch và Đầu tư
(Theo Tạp chí kinh tế và dự báo)
![]() |
![]() |
![]() |
![]() |
Chuyển nhượng, cho thuê hoặc hợp tác phát triển nội dung trên các tên miền:
Quý vị quan tâm xin liên hệ: tieulong@6vnn.com