Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Di bút của Nhà báo Nguyễn Mai Kỳ 20

Các bộ phận trực thuộc Ban Tuyên huấn tỉnh Cà Mau chuyển ra vùng ven thị xã, làm việc vất vả trong hoàn cảnh dã chiến (4/1975).             


Trang thứ bốn mươi hai:

GIẤY GIỚI THIỆU

Ngày 10 tháng 2 năm 1964 - Ủy ban Mặt trận tỉnh Cà Mau cấp giấy giới thiệu cho Nguyễn Mai được phép đến các cơ quan và các địa phương trong tỉnh, điều tra những việc cần thiết trong phạm vi báo chí. Chủ tịch Mặt trận tỉnh Cà Mau: Lê Ngọc Cự ký tên và đóng dấu.

Giấy giới thiệu của Tòa soạn Báo Cà Mau Giải Phóng ngày 4 tháng 1 năm 1964 do Tam Nghị ký tên, giới thiệu Nguyễn Mai đi vùng Giá Rai và Châu Thành. Giấy mỏng, màu trắng đục, đánh máy chữ không dấu. Chữ điền vào giấy là chữ của Nguyễn Mai. Như vậy, bấy giờ, anh Tam Nghị giao cho Nguyễn Mai một số giấy khống chỉ, khi cần đi, thì tự ý điền vô cho kịp thời.

Giấy giới thiệu ngày 20/10/1964, giấy mỏng, sáng, chữ đánh máy mực đỏ, không có dấu. Nguyễn Mai tự bỏ dấu. Nội dung Nguyễn Mai cần đến các xã trong huyện Thới Bình để sưu tầm tư liệu viết báo. Thừa lịnh Ban Tuyên huấn HB - Tiểu ban báo chí. Tam Nghị ký tên.

Cũng y như vậy, Tam Nghị giới thiệu Nguyễn Mai đến huyện Châu Thành và thị xã Cà Mau công tác. (không có ngày tháng)

Ngày 19 tháng 4 năm 1965, dưới nhan đề Hòa bình Độc lập - Dân chủ - Trung lập, Ủy ban Mặt trận tỉnh Cà Mau số ĐB (Đặc biệt) lại giới thiệu Nguyễn Mai đi toàn tỉnh. Ông Lê Ngọc Cự ký tên đóng dấu.

Ngày 2/2/66, Bảy Tâm thay mặt Tiểu ban báo chí Cà Mau, giới thiệu đồng chí Hai Thọ (Nguyễn Mai) đến Thị ủy Cà Mau tìm sự kiện diệt Mỹ ở thị xã.

Ở phía sau mảnh giấy này, Nguyễn Mai ghi 3/2 (khoanh tròn) phường 8 trái, 9 mặt (Cà Mau vô) Thơm và Tho (Đức) - Có lẽ là địa chỉ và các nhân chứng mà anh cần tìm để khai thác tư liệu theo yêu cầu nói trên.

Những tư liệu quý báu này, ghi dấu một thời hoạt động kiên cường, năng nổ của Nguyễn Mai và các đồng nghiệp của anh.

Trang thứ bốn mươi ba:

NHỮNG BÀI THƠ VIẾT DỞ.

Bên góc trái đầu trang, chùm số "14/1/65" (khoanh tròn) chữ thơ viết dưới đó

"ĐÊM XUÂN CŨ

Gởi MT.

"Phố vắng

Một đêm xuân

Anh trút nỗi lòng:

Cái đời công chức

Đen tối, lao lung!

Trên đầu mình

Toàn là quân trâu ngựa

Tôi cắn răng nhẫn nhục lấy đồng lương

Hai sáu tuổi đời. Tôi biết rõ cả rồi:

Cái chế độ tanh hôi!…

- Anh định đi không?

Tôi trả lời thật nhỏ:

- Có bóng ai qua gần!

*

Xuân này, khu giải phóng

Vui mừng thắng lợi, chợt nhớ anh

Anh đi hay còn ở

Giữa đô thành?

Tình bạn thân, tôi nhắn

Đã đến lúc đấu tranh!

Mây trôi ải Bắc, nhớ Thăng Long

Tôi vẫn chưa quên mấy đoạn lòng

Anh viết năm nào trên góc trọ

Anh hùng Nguyễn Huệ giữ non sông.

Nguyễn Mai" (viết tháo)

Bài thơ này có xóa sửa nhiều nơi, và còn ở dạng khởi thảo nên ý còn rời rạc. Đầu trang bị ong vú đóng sáp đen xám, phần nửa trang dưới bị lem vì nhiễm nước lúc chôn trong thùng sắt./.

(Theo NGUYỄN BÁ/CMO)

Bài thuộc chuyên đề: Di bút của Nhà báo Nguyễn Mai

  • Cựu phó thủ tướng Vũ Khoan:Cảnh giác với âm mưu phân ly, chia rẽ
  • Cựu phó thủ tướng Vũ Khoan: Cuộc dàn xếp giữa các nước lớn
  • Từ vụ cầu Ghềnh tới mô hình PPP
  • Bài cuối: Chảy máu tiền tỉ
  • Bài 2: Tiền vẫn chảy đi
  • Di bút của Nhà báo Nguyễn Mai Kỳ 21
  • Di bút của Nhà báo Nguyễn Mai Kỳ 22
  • Di bút của Nhà báo Nguyễn Mai Kỳ 23
  • Di bút của Nhà báo Nguyễn Mai Kỳ 24
  • Di bút của Nhà báo Nguyễn Mai (Kỳ 25)
  • Di bút của Nhà báo Nguyễn Mai (Kỳ 26 và 27)
  • Di bút của Nhà báo Nguyễn Mai (Kỳ 28 và 29)
  • Di bút của Nhà báo Nguyễn Mai (Kỳ 30 và hết )
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi