Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Hà Nội đề xuất dừng 10 dự án sân gôn: Bài 1: Những dự án biến tướng

Trung tuần tháng 8, UBND TP Hà Nội đã có văn bản báo cáo Thủ tướng Chính phủ về tình hình thực hiện các dự án sân gôn trên địa bàn thành phố, trong đó đề xuất Chính phủ cho phép dừng đầu tư 10/19 dự án với mục tiêu giữ đất cho nông nghiệp hoặc sử dụng vào mục đích khác có hiệu quả hơn.

 

Sau quyết định này của Hà Nội, nhằm cung cấp cho bạn đọc cái nhìn toàn diện về một vấn đề vốn đã làm nóng dư luận trong suốt thời gian qua, đồng thời làm rõ thêm cơ sở dẫn đến quyết định dũng cảm của lãnh đạo TP Hà Nội, phóng viên Hànộimới đã trở lại nơi những dự án sân gôn được định hình...

 


Nếu dự án sân gôn Khu du lịch sinh thái và vui chơi giải trí Tuần Châu được xây dựng,
người dân xã Sài Sơn, huyện Quốc Oai mất rất nhiều đất nông nghiệp.

 

Lạm dụng đất nông nghiệp làm sân gôn

 

Điển hình cho dự án sân gôn chiếm đất lúa là "Khu vui chơi giải trí Tuần Châu - Hà Tây", nằm trên địa bàn xã Sài Sơn (huyện Quốc Oai). Toàn bộ diện tích dự án hơn 198ha (gồm sân gôn 18 lỗ có diện tích 93ha, còn lại là công trình phụ trợ, khách sạn, biệt thự...) đều là đất lúa 2 vụ thuộc loại "bờ xôi, ruộng mật" của cả 3 thôn trong xã là Đa Phúc, Thụy Khuê, Phúc Đức. Trong đó, phần sân gôn diện tích 93ha gần như lấy trọn vẹn cánh đồng của thôn Phúc Đức. Chính vì toàn "đụng" vào đất canh tác của bà con nên việc giải phóng mặt bằng (GPMB) rất khó khăn, phức tạp. Chủ tịch UBND xã Sài Sơn Nguyễn Đình Thụy thừa nhận, mặc dù dự án đã có quyết định thu hồi đất và triển khai từ năm 2007 nhưng xã mới thu hồi được 23ha trên địa bàn thôn Đa Phúc thì phải tạm dừng. Lý do không phải vì tiền đền bù thấp, cũng không phải không muốn có dự án, mà vì người dân lo cảnh thất nghiệp, khi phần lớn đất canh tác bị thu hồi.

 

Bên cánh đồng lúa đang thì con gái, rất nhiều nông dân đã đặt câu hỏi với chúng tôi, khi không còn ruộng, không có nghề họ sống bằng gì? Với địa phương trình độ dân trí còn thấp, đất chật, thuần nông, không nghề thủ công như thôn Phúc Đức, quả thật, câu hỏi trên rất khó có câu trả lời thỏa đáng.

 

Ngoài dự án "Khu vui chơi giải trí Tuần Châu - Hà Tây", còn có dự án sân gôn khác là "Khu du lịch quốc tế Tản Viên" (huyện Ba Vì). Đây là dự án mà nhiều đại biểu Quốc hội đưa ra chất vấn, bởi chiếm 359ha đất của Trại Gà giống và Trung tâm Tinh bò Moncada. Theo quy hoạch, tổng diện tích chiếm đất của dự án khoảng 1.204ha, trong đó giai đoạn 1 diện tích 158ha, gồm hầu hết các đảo trong lòng hồ Suối Hai để đầu tư 1 sân gôn 18 lỗ. Giai đoạn 2, khoảng 1.046ha (đất trại gà 291ha, Trung tâm Tinh bò giống Moncada 68ha...) gồm 1 sân gôn 18 lỗ, khách sạn, nhà nghỉ, biệt thự... Tương tự, dự án "Khu sân golf - resort - vui chơi giải trí cao cấp hồ Cẩm Quỳ" (huyện Ba Vì), gồm 1 sân 36 lỗ kết hợp khu resort, khách sạn, khu vui chơi giải trí... với tổng diện tích 254,4ha đã được phê duyệt quy hoạch chi tiết xây dựng 1/2000 và 1/500 và cấp giấy chứng nhận đầu tư số 0132000187 ngày 30-1-2008. Nhưng, khi nhà đầu tư tiến hành thủ tục thu hồi đất, lập phương án đền bù GPMB thì "đụng" phải 120ha đất của Trung tâm Giống cây trồng (Bộ NN&PTNT), nơi đang lưu giữ nhiều nguồn gien quý hiếm mà việc di dời hết sức phức tạp. Sân gôn "Temple lake golf&resort" xã Phụng Châu và Tiên Phương (huyện Chương Mỹ), ngoài việc hơn 97/128ha tổng diện tích dự án là đất lúa, dự án còn nằm trong khu vực chùa Trầm, vị trí nhạy cảm về văn hóa - xã hội - tâm linh.

 

Sân gôn kèm bất động sản ?

 

                                  Người dân thôn Phúc Đức, xã Sài Sơn phấn khởi trao đổi với PV báo Hànộimới
               khi được biết TP đã đề xuất với Chính phủ việc ngừng đầu tư nhiều dự án sân gôn. Ảnh: Nguyệt Ánh

 

Một trong những lý do khiến số phận các dự án sân gôn lận đận là tình trạng đi kèm theo sân gôn là các hạng mục bất động sản như nhà nghỉ, biệt thự, khách sạn. Một chủ đầu tư dự án sân gôn (xin không nêu tên) cho biết, nếu chỉ thuần túy kinh doanh sân gôn (thực tế số này rất ít) lợi nhuận thu được không nhiều so với số vốn đầu tư bỏ ra. Hơn nữa, thay cho dự án bất động sản, núp dưới bóng sân gôn - một loại hình thể thao giải trí, chủ đầu tư có thể lách một số nghĩa vụ phải thực hiện với Nhà nước. Sau này khi dự án hoàn thành, số biệt thự, nhà nghỉ trong sân gôn được bán đi, điều này có lợi cho chủ đầu tư không chỉ hòa vốn mà còn thu lãi lớn. Điều này lý giải tại sao nhiều dự án sân gôn thích "nhảy" vào chiếm những khu đất canh tác màu mỡ, đắc địa trong kinh doanh bất động sản.

 

Trong số 19 dự án sân gôn trên địa bàn Hà Nội sau khi mở rộng địa giới hành chính (trong đó Hà Nội cũ 8, Hà Tây 10, huyện Mê Linh 1) có thể thấy, không ít dự án chủ đầu tư xin kèm theo sân gôn khá nhiều biệt thự. Chẳng hạn, Dự án sân gôn hồ Văn Sơn (xã Tân Tiến, Nam Phương Tiến, Hoàng Văn Thụ, huyện Chương Mỹ), trong tổng số 192ha, sân gôn chiếm 142ha, còn lại là khu resort, khách sạn 5 sao, 300 căn biệt thự. Khu vui chơi giải trí Tuần Châu - Hà Tây trong tổng diện tích chiếm đất 198ha, sân gôn có 93ha, còn lại là khu vui chơi giải trí, khách sạn, biệt thự. Sân gôn 36 lỗ kết hợp công viên cây xanh và khu du lịch Thanh Trì, nhà đầu tư đề xuất 449ha, trong đó sân gôn 150ha, khu thương mại, dịch vụ 31ha, khu biệt thự và thể thao 118ha...

 

Theo đánh giá của UBND TP, diện tích quy hoạch sân gôn của Hà Nội  thực tế chỉ chiếm khoảng 35% tổng diện tích đất của các dự án có mục tiêu sân gôn (2.214/6.362ha), còn lại là khách sạn, biệt thự, trung tâm thương mại, dịch vụ đô thị, khu du lịch sinh thái... Mặc dù cho rằng những dự án tổ hợp nêu trên đề xuất ý tưởng, mô hình quy hoạch không gian tiếp cận xu hướng phát triển đô thị mới, nhưng UBND TP Hà Nội vẫn đề xuất rà soát điều chỉnh quy mô, mục tiêu dự án tổ hợp sân gôn hoặc tách riêng các dự án có chức năng kinh doanh bất động sản là chủ yếu để quản lý, tiết kiệm sử dụng đất, tránh biến tướng dự án, gây thất thu cho ngân sách.

(Theo Khánh Khoa/HNMO)

  • Cựu phó thủ tướng Vũ Khoan:Cảnh giác với âm mưu phân ly, chia rẽ
  • Cựu phó thủ tướng Vũ Khoan: Cuộc dàn xếp giữa các nước lớn
  • Từ vụ cầu Ghềnh tới mô hình PPP
  • Bài cuối: Chảy máu tiền tỉ
  • Bài 2: Tiền vẫn chảy đi
  • Hà Nội đề xuất dừng 10 dự án sân gôn: Bài 2: Trả lại đất bờ xôi, ruộng mật
  • Thủ đô gió ngàn sục sôi tinh thần khởi nghiệp (Phần 1)
  • Thủ đô gió ngàn sục sôi tinh thần khởi nghiệp (Phần 1)
  • Đôi điều về các ước tính kế toán trong báo cáo tài chính
  • Hệ thống kế toán trong môi trường thương mại điện tử
  • Hệ thống kế toán trong môi trường thương mại điện tử
  • Các màn "phù phép" trong Báo cáo tài chính
  • Những sai sót cần tránh trong công tác kế toán tài chính
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi