Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Thủ đô gió ngàn sục sôi tinh thần khởi nghiệp (Phần 1)

 Chủ động tiếp cận chương trình khởi nghiệp


Ông  Dương Xuân Hùng – Ủy viên BTV Trung ương Đoàn, Bí thư tỉnh đoàn Thái Nguyên
 
Phát biểu khai mạc chương trình, anh Dương Xuân Hùng – Ủy viên BTV Trung ương Đoàn, Bí thư tỉnh đoàn Thái Nguyên cho biết: Đây là hoạt động thiết thực để một lần nữa hỗ trợ và khơi dậy tinh thần khởi nghiệp trong giới trẻ, tạo cơ hội cho thanh niên, sinh viên phát huy tinh thần sáng tạo và ý chí tự lập, áp dụng những kiến thức đã học, tiếp cận thực tiễn, rèn luyện kỹ năng nghiên cứu khoa học, lập các dự án có tính khả thi trong hoạt động sản xuất kinh doanh, đồng thời giúp sinh viên và các bạn trẻ có cơ hội hiện thực hóa những hoài bão và ước mơ, dũng cảm vượt qua khó khăn, vươn lên làm chủ cuộc sống, làm giàu chính đáng và đóng góp xây dựng xã hội từ chính bàn tay và khối óc của thanh niên Việt Nam hôm nay.
 
Ông Hùng chia sẻ: Thái Nguyên là một trung tâm đào tạo lớn của cả nước với trên 20 trường đại học, cao đẳng và tương đương với gần 100.000 học sinh- sinh viên tham gia học tập, chương trình khởi nghiệp hôm nay sẽ là một điểm nhấn quan trọng mở ra sự tiếp cận mới cho phương pháp hỗ trợ sinh viên cũng như một sự thúc giục mạnh mẽ hơn trong đổi mới tư duy học tập, rèn luyện và ứng dụng khoa học của sinh viên, đây cũng là một hoạt động ý nghĩa để cụ thể hóa các chương trình đồng hành với thanh niên trên con đường lập thân, lập nghiệp của tổ chức Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh. 

Với mong muốn chương trình này sẽ được phát triển mạnh mẽ với tính thiết thực và hiệu quả, thay mặt cho các tổ chức của thanh niên, chúng tôi mong có sự chỉ đạo và phối hợp chặt chẽ của Ban chỉ đạo và các nhà tổ chức để chương trình thực sự đi vào cuộc sống của sinh viên Thái Nguyên. Chúng tôi kêu gọi các bạn sinh viên cũng như tất cả các bạn thanh niên mong muốn khởi nghiệp, hãy chủ động tiếp cận chương trình, đề xuất ý kiến để chương trình được triển khai thiết thực và nhanh chóng. 

Nhân dịp phát động chương trình và cũng nhân kỷ niệm 40 năm thực hiện di chúc của Bác Hồ, Tôi kêu gọi các bạn trẻ hãy nỗ lực học tập, nghiên cứu và ứng dụng khoa học, công nghệ, rèn luyện bản lĩnh chính trị, đạo đức lối sống, phát huy sức trẻ và hoài bão cách mạng, góp sức xây dựng quê hương ngày càng giàu đẹp, văn minh.
 
Vai trò, vị trí của đội ngũ doanh nhân ngày càng được đề cao trong sự nghiệp công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước. “Doanh nhân - Doanh nghiệp là lực lượng chủ lực xung kích trong sự nghiệp phát triển kinh tế”. Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam đã được Bộ Chính trị, Ban Bí thư giao nhiệm vụ xây dựng và trình Bộ Chính trị quyết định Nghị quyết “Xây dựng phát triển đội ngũ doanh nhân trong thời kỳ mới”.
 

Ông Phạm Gia Túc – Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam
  
Phát động khởi nghiệp, ông Phạm Gia Túc đã nhấn mạnh vai trò, vị trí của đội ngũ doanh nhân. Theo ông, doanh nhân Việt Nam ngày càng được đề cao trong sự nghiệp công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước. “Doanh nhân - Doanh nghiệp là lực lượng chủ lực xung kích trong sự nghiệp phát triển kinh tế”. Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam đã được Bộ Chính trị, Ban Bí thư giao nhiệm vụ xây dựng và trình Bộ Chính trị quyết định Nghị quyết “Xây dựng phát triển đội ngũ doanh nhân trong thời kỳ mới”.
 
"Từ khi Đảng ta thực hiện đường lối đổi mới, DN phát triển cả về số và chất lượng. Cộng đồng doanh nhân VN ngày càng được đánh giá cao. Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã đã khẳng định: “Doanh nhân - Doanh nghiệp là lực lượng chủ lực xung kích trong sự nghiệp phát triển kinh tế”. Tuy nhiên, các DN của chúng ta chiếm 96, 96 % là DN nhỏ và vừa. Chúng ta chưa có nhiều doanh nghiệp có thương hiệu hàng đầu trên thế giới. Trong khi các DN từ EU, Hoa Kỳ… cứ 20 người dân là có 1 doanh nghiệp. Điều đó đòi hỏi cả hệ thống chính trị và người dân của chúng ta phải tham gia tích cực vào hệ thống DN Việt Nam. Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam là tổ chức quốc gia đại diện cho cộng đồng doanh nghiệp, người sử dụng lao động và các hiệp hội doanh nghiệp tại Việt Nam. Chương trình khởi nghiệp là một minh chứng cho tinh thần khởi nghiệp của các bạn trẻ, những doanh nhân tương lai. Chương trình không chỉ dừng lại ở việc khơi dậy tinh thần khởi nghiệp trong giới trẻ, mà quan trọng hơn là xây dựng một Chương trình tổng thể về hỗ trợ khởi nghiệp, bao gồm: tư vấn, đào tạo về khởi nghiệp, tổ chức các cuộc giao lưu giữa thanh niên, sinh viên với các doanh nhân thành đạt, các sinh viên đã đoạt giải cao trong các cuộc thi trước, hỗ trợ tìm kiếm, tiếp cận các nguồn vốn, các nhà đầu tư, tổ chức các sự kiện như ngày hội khởi nghiệp, sàn giao dịch ý tưởng, hội chợ ý tưởng kinh doanh sáng tạo, xây dựng và phát triển cổng thông tin khởi nghiệp…
 
Chúng tôi tổ chức rất nhiều chương trình cho học sinh sinh viên cả ở vùng sâu vùng xa. Chúng tôi tin tưởng rằng với truyền thống của tỉnh Thái Nguyên, với sự quan tâm rất lớn của tỉnh ủy thì sẽ có nhiều dự án có nhiều đạt hiệu quả cao. Chúng tôi kêu gọi các bạn trẻ tích cực tham gia vào khời nghiệp, và chúng tôi cũng sẽ hỗ trợ tích cực cho các dự án tham gia tốt. Hy vọng rằng, ngày sẽ càng có nhiều dự án, ý tưởng kinh doanh từ các bạn trẻ tỉnh Thái Nguyên được triển khai trên thực tế, góp phần sớm hoàn thành mục tiêu 500.000 doanh nghiệp đến 2010 do Chính phủ đề ra."
 
 
Khơi chí làm giàu
 
Tham gia giao lưu có ông Nguyễn Văn Thời - Đại biểu Quốc hội, Chủ tịch HĐQT CP ĐT và TM TNG Thái Nguyên; Ông Nguyễn Mạnh Cường - Phó Chủ tịch thường trực kiêm Tổng Thư ký Hội các nhà Doanh nghiệp trẻ VIệt Nam; Anh Lương Văn Thưởng - Ủy viên thường trực P. Chủ tịch Hội Doanh nhân trẻ Thái Nguyên, Giám đốc Công ty Cổ phần TM - VT Khánh Thịnh; bạn Đặng Phương Mai - Sinh viên khoa Ngoại ngữ trường ĐHSP Thái Nguyên.
 

Từ trái qua phải: Ông Nguyễn Văn Thời , Anh Lương Văn Thưởng; MC; Ông Nguyễn Mạnh Cường bạn Đặng Phương Mai

Sinh viên là lực lượng trẻ, có tri thức, có hoài bão lập thân, lập nghiệp. Tuy nhiên, chỉ với kiến thức trong nhà trường thì chưa đủ để thanh niên, sinh viên khởi nghiệp. Thanh niên, sinh viên rất cần những thông tin định hướng, tư vấn và những kinh nghiệm của những doanh nhân đã thành đạt để họ tự tin khi bắt đầu khởi nghiệp. Qua chương trình giao lưu Khởi nghiệp dành cho thanh niên, sinh viên Thái Nguyên hôm nay, các bạn sinh viên có thể định hướng cho mình con đường lập nghiệp. Ngay từ năm 2008, Ban tổ chức đã nâng cấp Cuộc thi sinh viên khởi nghiệp thành Chương trình Khởi nghiệp, và năm 2009 sẽ chính thức triển khai cụ thể hoá, bao gồm các hoạt động: tổ chức các khoá tư vấn, đào tạo hỗ trợ khởi nghiệp; tổ chức các cuộc giao lưu giữa thanh niên, sinh viên với các doanh nhân thành đạt; tổ chức các sự kiện như Ngày hội khởi nghiệp, sàn giao dịch ý tưởng và Hội chợ ý tưởng kinh doanh sáng tạo. 

Ban Tổ chức đã sẵn sàng một chuỗi hoạt động hỗ trợ các bạn thể hiện ý tưởng sáng tạo kinh doanh của mình. Và để biến các ý tưởng đó thành hiện thực, rất nhiều cánh tay từ phía các nhà doanh nghiệp, các nhà đầu tư đang hướng về phía các bạn. Bên cạnh sự đóng góp bằng vật chất để tổ chức chương trình mà còn có một kho tàng kiến thức để chia sẻ kinh nghiệm với các bạn sinh viên trong kinh doanh.

Có bạn sinh viên hỏi ông Thời: Con đường kinh doanh không phải lúc nào cũng trải hoa hồng. Ngược lại đôi khi nó còn khắc nghiệt và nhiều chông gai. Ông có thể cho biết những kỷ niệm đáng nhớ trong khởi nghiệp đầu tiên của mình?

Ông Thời: Tôi làm giám đốc đã 16 năm và trong thời gian này không phải công việc lúc nào cũng thuận lợi mà có rất nhiều khó khăn. Tôi nhớ có một lần là trong thời điểm khó khăn, chúng tôi phải trả lương cho công nhân bằng quần áo. Nhưng chính nhờ sự ủng hộ của công nhân đã động viên tôi rất nhiều.

Thưa ông Nguyễn Mạnh Cường, được biết hiện Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh và Trung ương Hội các nhà Doanh nghiệp trẻ Việt Nam có chương trình hỗ trợ thanh niên lập thân lập nghiệp. Vậy chúng tôi xin được hỏi ông Nguyễn Mạnh Cường: Thanh niên, sinh viên sẽ được thụ hưởng gì từ chương trình này, thưa ông?
 
Trong chương trình khởi nghiệp, chúng tôi có 4 vấn đề chính có thể hỗ trợ sinh viên. Thứ nhất: Chúng tôi có thể đào tạo 200 chương trình cho các bạn sinh viên; Thứ hai, kết hợp với tư vấn, tổ chức tư vấn qua mạng, qua truyền hình, các chuyên gia; Thứ ba, tổ chức các hoạt động đào tạo trực tuyến qua mạng; Thứ tư, tổ chức các hoạt động hỗ trợ như đối thoại chính sách, cải cách hành chính, tiếp cận nguồn vốn và các hoạt động tôn vinh.

Chúng tôi có 3 nét khác biệt so với các chương trình khác: Thứ nhất, luôn kết hợp giữa từ vấn và đào tạo; Thứ hai, lựa chọn ra 200 giảng viên là doanh nhân thành đạt là DN của Việt Nam để chuyển giao tri thức. Thứ 3, xXây dựng chương trình như 1080 là gọi điện thoại 24/24 để tư vấn về pháp luật thông qua việc xây dựng mạng lưới trên VNPT.
 
Có một câu hỏi dành cho ông Lương Văn Thưởng: tại sao ông quyết định chọn lĩnh vực vận tải để khởi nghiệp?
 
 Ông Nguyễn Văn Thời - Đại biểu Quốc hội, Chủ tịch HĐQT CP ĐT và TM TNG Thái Nguyên
 Ông Thưởng trả lời: Để có được thành công như hôm nay chúng tôi phải trải qua nhiều khó khăn vất vả, thương trường là chiến trường. Để lựa chọn cho mình một ngành nghề để khời nghiệp có rất nhiều nguyên nhân nhưng quan trọng tôi lựa chọn ngành vận tải vì đây là ngành có ý nghĩa then chốt có ý nghĩa quyết định tới nền kinh tế đất nước, thứ hai là hồi đó tôi còn rất trẻ là nhân viên lái xe, thứ ba là do sự đam mê nghề. Chính những lý do đó, đến năm 2003 chúng tôi quyết định thành lập doanh nghiệp và đã có những thành tích nhất định đến hiện nay.
 
Bạn Mai hiện đang là thành viên CLB Gia sư của Đoàn Trường ĐHSP. Ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường đã có nhiều bạn trẻ tham gia các Câu lạc bộ, đưa ra nhiều ý tưởng, những dự án táo bạo để khởi nghiệp. Nhiều bạn đã trực tiếp khởi nghiệp bằng những công việc rất nhỏ, bình thường. Nghề gia sư mà bạn Mai và nhiều SV sư phạm đang làm đó chính là sự khởi nghiệp đầu tiên. Bạn Mai chia sẻ: "Tôi rất vinh dự có mặt ở buổi giao lưu này để chia sẻ những suy nghĩ của mình với các bạn sinh viên. Từ những kinh nghiệm từ bản thân mình, tôi cảm thấy đã học được rất nhiều kinh nghiệm úy báu trên con đường lập nghiệp".

Thưa ông Nguyễn Mạnh Cường, với tư cách là Phó Chủ tịch thường trực kiêm tổng thư ký Hội doanh nhân trẻ VN, theo ông hành trang khởi nghiệp của các thanh niên, sinh viên hiện nay, trong đó có bạn Mai, cần có những yếu tố nào?
 
Công việc của bạn Mai là công việc rất sáng tạo đối với các bạn sinh viên. Qua qúa trình giao lưu và tiếp xúc với các doanh nhân trẻ, tôi thấy tố chất của các bạn sinh viên đều là doanh nhân. Tuy nhiên, các bạn cần có quy trình để lựa chọn làm doanh nhân, đó là tư duy, tinh thần tự học hỏi và vươn lên. CLB Gia sư của Đoàn Trường ĐHSP mà bạn Mai là thành viên là bước đầu tiên để các bạn khởi nghiệp.
 
Chúng tôi cũng có một chương trình để hỗ trợ các bạn giao lưu ở khối ASIAN+1 để hỗ trợ các bạn trong bước đường khởi nghiệp. Hiện chúng tôi đang triển khai 4 hoạt động. Thứ nhất, Hội có mạng lưới lớn nhất trong cả nước, ngay bản thân Hội là sân chơi để các bạn sinh viên tiếp xúc với các doanh nghiệp đã thành đạt và là môi trường thực tiễn học hỏi rất tốt. Bản thân Hội có hơn 8 nghìn hồi viên phát triển nhiều ngành nghề. Thứ hai, chương trình khởi nghiệp đã được Thủ tưởng ký và đã giao cho hết các tỉnh đoàn và tỉnh Thái Nguyên là một trong các tỉnh đoàn đó. Thứ ba là hàng năm chúng tôi tổ chức cuộc thi Thắp sáng tài năng kinh doanh trẻ cũng là cơ hội để khơi nguồn sáng tạo của các bạn sinh viên. Thứ4 là chúng tôi có chương trình giao lưu với khối ASEAN +1 cho các bạn sinh viên.
 
Xin hỏi bạn Mai: Thực tế các bạn đã khởi nghiệp như thế nào?
 
Bạn Mai: Lý thuyết chỉ là những kiến thức chúng tôi học được trên giảng đường, để áp dụng được những lý thuyết ấy vào thực tiễn rất khó khăn. Ngoài việc chuẩn bị hành trang khởi nghiệp, các bạn cần phải nghiêm túc thực hiện, phải có chuyên môn thực tiễn, và phải cố gắng thật nhiều thì mới có thể đạt được kết qủa tốt.
 
Thưa ông Nguyễn Văn Thời, thực tế nhiều bạn trẻ có ước mơ khởi nghiệp nhưng chưa biết bắt đầu từ đâu, chuẩn bị những hành trang nào để có thể thành công. Với kinh nghiệm của mình, ông có thể chia sẻ với các bạn trẻ về những hành trang khởi nghiệp?
 
Ông Thời: Theo tôi, để trở thành Doanh nhân thành đạt phải có 4 yếu tố: Yếu tố thứ nhất là phải có vốn kiến thức. Thứ 2 là phải có đam mê nghề nghiệp, không có đam mê chúng ta không làm được. Từ đam mê đó, chúng ta sẽ biến đam mê ấy thành dự án. Các tổ chức và các hiệp hội đều có thể hỗ trợ chúng ta lập dự án. Vấn đề tiếp theo là tiền vốn. Hiện có rất nhiều ũy hỗ trợ vốn để các bạn lập nghiệp. Công ty chúng tôi cũng sẵn sàng hợp tác hỗ trợ vốn để các bạn lập nghiệp. Yếu tố nữa là chúng ta phải uản lý được qúa trình chúng ta lập ra. Ở quy mô nhỏ, chúng ta có thể tự quản trị được. Nhưng ở một quy mô lớn, chúng ta phải có kỹ năng tốt mới quản trị được.
 
Chúng tôi được biết, ở Công ty của ông bây giờ có 5 nghìn công nhân và doanh thu từ 700 – 900 nghìn đồng cho mỗi công nhân. Nhiều người đã được hưởng những chính sách hỗ trợ về đào tạo để khởi nghiệp. Ông có thể nói rõ hơn về vấn đề này được không?
 
Ông Thời: Doanh nghiệp chúng tôi đã và đang giúp đỡ các đồng chí là sinh viên học sinh tham gia làm việc tại doanh nghiệp. Thứ nhất, chúng tôi tạo điều kiện cho các đồng chí là học sinh muốn đi học và sau khi học xong, họ có thể đi học xong và về làm tại doanh nghiệp hoặc có thể làm ở doanh nghiệp khác. Thứ hai là chúng tôi đang thực hiện tài trợ cho con em cán bộ công nhân đi học, chúng tôi đang mở rộng ra là những học sinh nào có mong muốn đi học tại các trường cao đẳng thì chúng tôi tạo điều kiện học bổng, và tạo điều kiện có những sinh viên học trong và ngoài nước.
 
Thưa ông Nguyễn Mạnh Cường, với tư cách là Phó Chủ tịch thường trực kiêm tổng thư ký Hội doanh nhân trẻ VN, theo ông hành trang khởi nghiệp của các thanh niên, sinh viên hiện nay, trong đó có bạn Mai, cần có những yếu tố nào?
 
Ông Cường:Công việc của bạn Mai là công việc rất sáng tạo đối với các bạn sinh viên. Qua qúa trình giao lưu và tiếp xúc với các doanh nhân trẻ, tôi thấy tố chất của các bạn sinh viên đều là doanh nhân. Tuy nhiên, các bạn cần có quy trình để lựa chọn làm doanh nhân, đó là tư duy, tinh thần tự học hỏi và vươn lên. CLB Gia sư của Đoàn Trường ĐHSP mà bạn Mai là thành viên là bước đầu tiên để các bạn khởi nghiệp.
Xin hỏi bạn Mai: Thực tế các bạn đã khởi nghiệp như thế nào?
 
Bạn Mai: Lý thuyết chỉ là những kiến thức chúng tôi học được trên giảng đường, để áp dụng được những lý thuyết ấy vào thực tiễn rất khó khăn. Ngoài việc chuẩn bị hành trang khởi nghiệp, các bạn cần phải nghiêm túc thực hiện, phải có chuyên môn thực tiễn, và phải cố gắng thật nhiều thì mới có thể đạt được kết qủa tốt.
 
Thưa ông Nguyễn Văn Thời, thực tế nhiều bạn trẻ có ước mơ khởi nghiệp nhưng chưa biết bắt đầu từ đâu, chuẩn bị những hành trang nào để có thể thành công. Với kinh nghiệm của mình, ông có thể chia sẻ với các bạn trẻ về những hành trang khởi nghiệp?
Xin hỏi anh Anh Lương Văn Thưởng, công ty anh đã có chính sách thế nào để hỗ trợ nhân viên?
 
Anh Thưởng: Hàng năm, doanh nghiệp chúng tôi vẫn luôn đón nhận các bạn sinh viên chuẩn bị ra trường đến thực tập tại các phòng ban của chúng tôi. Chúng tôi luôn tạo mọi điều kiện để các bạn tiếp cận với thực tế. Trong thời gian tới, cty của chúng tôi luôn mở rộng cửa để đón nhận các bạn sinh viên có nguyện vọng vào làm việc tại công ty .
 
Anh Cường nói điều tâm huyết: Tôi nghĩ rằng lịch sử 2000 năm và từ thời kỳ vua hùng dựng nước, hơn 1000 năm làm nô lệ, chúng ta có trí thức, có quan chức có nông dân nhưng chúng ta chỉ thiếu doanh nhân. Chương trình này có ý nghĩa qđịnh đối với sự phát triển của đất nước. Hi vọng các bạn sinh viên sẽ tham gia vào qúa trình lập dự án, làm doanh nghiệp để đưa đất nước ta ngày càng phát triển lớn mạnh.

Bạn Mai cho biết: Tôi thấy các bạn sinh viên ngày nay ngày càng tự tin, năng động và ham học hỏi. Tôi mong muốn ngày càng có nhiều chương trình như thế này để chúng tôi có nhiều cơ họi lập nghiệp. Chúng tôi cũng mong muốn các doanh nghiệp sẽ tạo điều kiện hơn nữa để hỗ trợ chúng tôi trên con đường lập nghiệp. Ông Thời quả quyết: Qua chương trình này chúng tôi hy vọng sẽ có nhiều giám đốc trong tương lai. Và chúng tôi đang có ý định mở thêm một xưởng sản xuất nữa và chúng tôi sẵn sàng chào đón những bạn giám đốc tương lai ngồi ở đây đến với doanh nghiệp chúng tôi. Ông Thưởng chia sẻ rằng, ngay từ khi còn ngồi trong ghế nhà trường các bạn sinh viên hãy chọn một hướng đi cho mình, phù hợp với khả năng và yêu thích nó, thường xuyên trau dồi đầu tư cả về tâm trí tiên phong đi vào thực tế cọ sát. Học phải đi đôi với hành. Thêm nữa, bản lĩnh trong kinh doanh là vấn đề quan trọng trong khởi nghiệp.

Ban tổ chức tặng hoa cho các đại biểu giao lưu

Có thể nói, những kiến thức, những kinh nghiệm thực tiễn trong lập thân, lập nghiệp là vô cùng quý báu đối với những ai đang ấp ủ ước mơ làm giàu chính đáng. Hỗ trợ thanh niên, sinh viên và doanh nhân trẻ lập thân lập nghiệp là một chủ trương lớn của Đảng và nhà nước. Hiện chủ trương này đã và đang được hiện thực hóa bởi những hoạt động thiết thực của nhiều tổ chức, đoàn thể, các doanh nghiệp. Những thông tin mà các bạn sinh viên tiếp nhận trong chương trình hôm nay sẽ là những hành trang để các bạn khởi nghiệp thành công. 
 
Hiện thực hóa ý tưởng

Với mục tiêu khơi dậy tinh thần khởi nghiệp trong thanh niên sinh viên, hỗ trợ tốt nhất cho các ý tưởng kinh doanh có giá trị thực tiễn cao, vừa qua, Báo Diễn đàn Doanh nghiệp, Hội đồng Doanh nhân nữ và Hội Doanh nhân trẻ Việt Nam ký kết "Chương trình hợp tác hỗ trợ hiện thực hoá các ý tưởng kinh doanh dành cho thanh niên sinh viên giai đoạn 2009-2013”.

Để cụ thể hóa tinh thần ký kết trên địa bàn Thái Nguyên và các tỉnh lân cận, hôm nay, 3 đơn vị là Báo Diễn đàn Doanh nghiệp, tỉnh đoàn Thái Nguyên, Hội doanh nhân trẻ Thái Nguyên sẽ ký kết "Chương trình hợp tác hỗ trợ hiện thực hóa ý tưởng kinh doanh dành cho thanh niên sinh viên tỉnh Thái Nguyên" giai đoạn 2009-2011. Thỏa thuận này là cơ sở cho các sinh viên có điều kiện tiếp xúc và nhận được sự tư vấn hỗ trợ từ các doanh nhân trong Hội Doanh nhân trẻ để có thêm kiến thức, kinh nghiệm thực tế trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Đây là hoạt động rất có ý nghĩa với các em bởi các ý tưởng, các dự án có tính khả thi, chúng tôi sẵn sàng hỗ trợ các em hoàn thiện và đầu tư để dự án có thể hiện thực hóa. Hi vọng trong tương lai sẽ có nhiều dự án của các em đi vào hiện thực góp phần tích cực vào tiến trình phát triển kinh tế xã hội của địa phương.
 

Ông Phạm Ngọc Tuấn - Tổng Biên tập Báo Diễn đàn Doanh nghiệp, Phó Trưởng Ban thường trực Ban tổ chức chương trình Khởi nghiệp; Ông Dương Xuân Hùng – Bí thư tỉnh đoàn Thái Nguyên; Ông Đinh Duy Chiến - Chủ tịch Hội doanh nhân trẻ Thái Nguyên ký kết "Chương trình hợp tác hỗ trợ hiện thực hóa ý tưởng kinh doanh dành cho thanh niên sinh viên tỉnh Thái Nguyên" giai đoạn 2009-2011.
 
 
Ông Phạm Xuân Đương – Phó bí thư tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Thái Nguyên phát biểu: "Tôi thực sự phấn khởi trong buổi hôm nay. Trong các nền kinh tế phát triển trên thế giới, Nhật Bản là nước có nhiều khó khăn nhưng vẫn đi lên và họ đi lên từ chính trí tuệ của mình. Nhiều bạn sinh viên nghĩ rằng phải có tiền mới lập nghiệp được nhưng các bạn cứ hãy cố gắng học giỏi, suy nghĩ thật nhiều thì sẽ có tiền. Tiền có rất nhiều ở trong suy nghĩ trí tuệ của các bạn!
 
Ông Phạm Xuân Đương – Phó bí thư tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Thái Nguyên

Chúng ta nên học tập tốt ở nhà trường và học tốt từ những kinh nghiệp từ cuộc sống thực tiễn bên ngoài. Tôi rất hy vọng các bạn sẽ cống hiến nhiều hơn nữa trong nhà trường và cho đất nước Việt Nam; đặc biệt là tiếp tục cống hiến nhiều hơn nữa cho mảnh đất thân yêu Thái Nguyên, cùng với cả nước.
 
 
 Ông Phạm Gia Túc – Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam và ông Phạm Xuân Đương – Phó bí thư tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Thái Nguyên trao hổng bổng cho các em sinh viên nghèo vượt khó của tỉnh Thái Nguyên

(Theo Thanh Lan, Doãn Hiền, Hồ Hường, Nam Phương, Bích Ngọc // Diễn đàn doanh nghiệp)

  • Cựu phó thủ tướng Vũ Khoan:Cảnh giác với âm mưu phân ly, chia rẽ
  • Cựu phó thủ tướng Vũ Khoan: Cuộc dàn xếp giữa các nước lớn
  • Từ vụ cầu Ghềnh tới mô hình PPP
  • Bài cuối: Chảy máu tiền tỉ
  • Bài 2: Tiền vẫn chảy đi
  • Thủ đô gió ngàn sục sôi tinh thần khởi nghiệp (Phần 1)
  • Đôi điều về các ước tính kế toán trong báo cáo tài chính
  • Hệ thống kế toán trong môi trường thương mại điện tử
  • Hệ thống kế toán trong môi trường thương mại điện tử
  • Các màn "phù phép" trong Báo cáo tài chính
  • Những sai sót cần tránh trong công tác kế toán tài chính
  • Một số vấn đề trong kế toán giá gốc ở Việt Nam
  • Một số vấn đề về xác định giá thành và giá bán sản phẩm phần mềm
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi