Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Thủ đô gió ngàn sục sôi tinh thần khởi nghiệp (Phần 1)

Các đại biểu đã đến dự đầy đủ, sẵn sàng cho phần phát động tinh thần khởi nghiệp

 
Các đại biểu đã đến dự đầy đủ, sẵn sàng cho phần phát động tinh thần khởi nghiệp

Tiếp sau Lễ phát động Chương trình Khởi nghiệp 2009 tại Hà Nội, Đà Nẵng và TP Hồ Chí Minh, trong khuôn khổ Chương trình Khởi nghiệp 2009, Báo Diễn đàn Doanh nghiệp phối hợp với tỉnh đoàn Thái Nguyên và Hội doanh nhân trẻ Thái Nguyên tổ chức Chương trình giao lưu và đào tạo khởi nghiệp dành cho thanh niên, sinh viên tại Thái Nguyên vào lúc 18h30 ngày 27/8/2009 tại Trung tâm Văn hóa - Thông tin tỉnh Thái Nguyên.  

Chương trình nhằm mục tiêu phát huy tinh thần sáng tạo, nêu cao tinh thần khởi sự doanh nghiệp và áp dụng kiến thức vào thực tiễn kinh doanh trong thanh niên, sinh viên Việt Nam. Tham dự chương trình này, thanh niên và sinh viên sẽ có cơ hội giao lưu với các doanh nhân tiêu biểu, cũng như các chuyên gia kinh tế hàng đầu ở Việt Nam. Đây cũng là cơ hội tốt để các doanh nghiệp, doanh nhân tìm kiếm nhân tài, quảng bá thương hiệu, sản phẩm.  

“Khởi nghiệp” là chương trình được tổ chức thường niên từ năm 2003 nhằm tạo cơ hội cho giới trẻ và sinh viên cả nước phát huy tinh thần sáng tạo, ý chí tự lập, áp dụng kiến thức để lập ra những dự án khởi nghiệp có giá trị thực tiễn. Chương trình được sự bảo trợ của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), Bộ Ngoại giao và Trung ương Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh.

Trong khuôn khổ buổi Giao lưu và đào tạo khởi nghiệp, Báo Diễn đàn Doanh nghiệp cùng Tỉnh đoàn Thái Nguyên, Hội doanh nhân trẻ Thái Nguyên sẽ ký thỏa thuận hợp tác về hỗ trợ hiện thực hóa các ý tưởng kinh doanh dành cho thanh niên, sinh viên tỉnh Thái Nguyên.
 
Đúng 18h30, chương trình đào tạo về khởi nghiệp do giảng viên cao cấp của ILO Phạm Ngọc Chính đã chính thức bắt đầu đêm giao lưu khởi nghiệp ở Thái Nguyên.
 
Giảng viên Phạm Ngọc Chính đang lắng nghe tâm sự khởi nghiệp của các bạn sinh viên
 
Theo giảng viên Chính, khi lập kế hoạch kinh doanh cần tìm ra những điểm mạnh, điểm yếu và tìm ra nguy cơ, cơ hội; từ những ý tưởng đó viết ra bản kinh doanh. Chúng ta cần quan tâm đến đánh giá thị trường: tìm kiếm thông tin về khách hàng, về đối thủ cạnh tranh, nhóm khách hàng chủ chốt…Chỉ khi nào đánh giá thị trường đúng thì mới đưa ra được kế hoạch đúng và cả chi phí cho dự án của mình, còn nếu đánh giá thị trường sai thì sẽ không tốt cho kế hoạch kinh doanh của bạn.
 
Tài chính doanh nghiệp cho dự án là quan trọng, phải định giá sản phẩm dịch vụ cho mình và dự tính được doanh thu hàng tháng cho kế hoạch của mình, phải đưa ra kế hoạch từng tháng một trong một năm và trong ba năm đầu thì lợi nhuận ra sao? Nếu như lúc đầu lợi nhuận chưa có nhưng sau đó có lợi nhuận thì sẽ không sao. Chúng ta phải chứng minh được khả năng thu lời của dự án như thế nào. Một dự án mà tốt là phải thực tiễn nghĩa là các ý tưởng đưa ra phải phù hợp với thực tế, công tác quản lý tốt để có lợi nhuận, có khả năng sinh lời và sau một số năm phải có khả năng đứng ra độc lập của dự án.
 
Các bạn sinh viên rất tự tin khi trao đổi kinh nghiệm với giảng viên
 
Rất nhiều bạn sinh viên có những băn khoăn về viết một dự án khởi nghiệp. Một bạn sinh viên hỏi: Để có những kiến thức cụ thể từ giai đoạn khởi đầu của ý tưởng kinh doanh cần phải có tố chất gì? Trả lời băn khoăn đó, giảng viên Chính cho rằng,  trước hết phải là những người có khát vọng kinh doanh, khát vọng làm giàu, tiếp theo phải có sự quyết tâm, đặt công việc kinh doanh của mình lên trên hết. 
 Một bạn sinh viên khác trường kinh tế lại băn khoăn: đây là chương trình hay cơ hội để thực hiện ý tưởng kinh doanh? Khó khăn lớn nhất là vấn đề tài trợ. Sự gắn kết giữa chương trình khởi nghiệp với các dự án và các doanh nghiệp như thế nào?
 
Giảng viên Chính trả lời rằng, từ năm 2003 đến nay, có rất nhiều dự án của sinh viên được tài trợ, dĩ nhiên là không phải 100%. Bản thân chúng ta phải chủ động với ý tưởng của mình. Tin tưởng vào kế hoạch tín dụng kinh doanh của mình và hiện nay các tổ chức tín dụng đang tạo điều kiện rất thuận lợi cho các sinh viên vay vốn. Cơ cấu giải thưởng năm nay cũng tạo điều kiện rất nhiều. Nhưng quan trọng hơn hết là phải chứng minh được dự án của mình. Hiện, ở Thái Nguyên có trung tâm hỗ trợ vốn cho các bạn sinh viên. 

Các bạn sinh viên vẫn tiếp tục đổ đến hội trường hội nghị tỉnh
 
Tiếp sau bài giảng về những khái niệm ban đầu của khởi nghiệp,  Ths. Nguyễn Huy Hoàng - Phó TGĐ Tâm Việt Group; UV BCH Hội DN Trẻ Hà Nội lại đem đến cho các bạn sinh viên kinh nghiệm khởi nghiệp.
 
Giảng viên bắt đầu bài giảng bằng câu chuyện con ếch. Theo các bạn sinh viên, con ếch có điểm mạnh là nhảy xa, có 2 đùi khỏe…Tuy nhiên, các nhà khoa học đã có một thí nghiệm với con ếch này: Khi cho con ếch vào một chiếc nồi từ 20 – 40 độ, con ếch không thấy nóng và vẫn cứ “ung dung”. Nhiệt độ tăng đến 60 độ, con ếch vẫn cho rằng “chuyệt vặt”. Nhưng đến khi nhiệt độ tăng đến 70 độ, chúng ta có món ếch luộc. Giảng viên kết luận: : Ỉ lại thì chết. Nếu con ếch này bị ném vào nước sôi, nó phải nhẩy thì mới sống được. Thế giới thay đổi rất nhiều, chúng ta cũng phải thay đổi cách tiếp cận, không theo lối mòn.
 

 
Ths. Nguyễn Huy Hoàng chia sẻ kinh nghiệm với các bạn sinh viên
 
Thầy Hoàng đưa ra triết lý Thỏ và Rùa. Con rùa có điểm mạnh là rất kiên trì, rất nhẫn nại, rất tuyệt vời. Đây là đức tính cần có của người lãnh đạo. Làm doanh nghiệp là phải “máu”, là rất quyết tâm, kiên trì, và phải làm bằng được giống như sự kiên trì của con rùa. Con thỏ rất mải chơi loang quanh, nhưng lâu lâu lại nhảy “bụp” một phát, có nghĩa là con Thỏ biết chọn cơ hội để phát triển. Thỏ và Rùa cần phải có sự hợp tác, như vậy mới đảm bảo chúng ta thành công.
 
Theo giảng viên Hoàng, trên thương trường cạnh tranh bây giờ là cùng phục vụ khách hàng và không mang ý nghĩa như trước là đấu tranh diệt lẫn nhau mà nếu ai làm tốt hơn thì người đó sẽ thắng cuộc. Thông tin thì rất nhiều và chúng ta phải tiếp cận như thế nào để sở hữu và sử dụng được nó. Nếu không tiến bộ, không tự trau dồi, không phục vụ khách hàng tốt nhất thì sẽ bị loại khỏi cuộc chơi. Làm doanh nhân thực sự là rất vất vả. Cuộc đời đầy rẫy những khó chịu vì thế chúng ta phải chịu khó. Và đừng để đến lúc sắp chết rồi mới đoàn kết…Và tất cả những điều đó đều do chúng ta lựa chọn 
 
Theo giảng viên Hoàng, chúng ta phải lựa chọn và biết đánh đổi. Cuộc sống và công việc của chúng ta phụ thuộc vào chính chúng ta. Khi lập ý tưởng kinh doanh, ý tưởng không quan trọng, ý chí mới quan trọng. Doanh nhân ra chiến trường là không có đường lùi. Não chúng ta có 2 phần: não phải và não trái. Não trái thì có logic tuyệt vời nhưng bán cầu não phải lại có chức năng mơ mộng, hình ảnh, sáng tạo, màu sắc, cảm giác… Chúng ta phải phát huy phần não phải.

Một điều cần phải nói: lập nghiệp là bắt đầu, là tạo ra công ăn việc làm. Chúng ta nhất định phải thay đổi tư duy, chúng ta không thể có cái bóng điện nếu không đi cải tiến cái đèn dầu. Nếu các bạn quyết tâm học tập ý chí lập nghiệp ngày hôm nay thì cách tiếp cận sẽ khác. Ông Hoàng chia sẻ: Đứng đầu bao giờ cũng khó. Chúng ta nghĩ làm được hay không làm được đều đúng cả và điều khó nhất là lựa chọn. Câu hỏi đặt ra là hãy làm việc tốt? Câu trả lời là đừng làm việc tốt mà hãy làm việc tốt nhất. 4 thiệt thòi lớn của ta là thông minh, khỏe mạnh, xinh đẹp và tự tin. Ông Hoàng cho rằng: Tâm sáng là rất tốt, có chí làm quan, có gan làm giàu. Cuộc sống là phải chủ động, sống là phải sáng tạo, mới là phải mạo hiểm.
 

Các bạn sinh viên hô vang khẩu hiệu "Cuộc sống là phải chủ động, sống là phải sáng tạo, mới là phải mạo hiểm" do giảng viên Hoàng đúc rút từ kinh nghiệm thực tế của chính mình
 
Sau 1 tiếng đào tạo khởi nghiệp, các vị đại biểu đã đến dự đông đủ, sẵn sàng cho phần nội dung chính của buổi giao lưu là phát động tinh thần khởi nghiệp.
 

Các vị đại biểu tới dự buổi giao lưu
 
 
Đúng 20h, chương trình chính thức bắt đầu. Tham dự chương trình có ông Phạm Gia Túc – Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, Trưởng Ban tổ chức chương trình Khởi nghiệp; Ông Trần Quốc Khánh – Vụ Tổng hợp kinh tế (Bộ Ngoại giao); Ông Nguyễn Mạnh Cường – Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hội doanh nhân trẻ VN; Ông Phạm Xuân Đương – Phó Bí thư tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Thái Nguyên; Ông Hoàng Quốc Vượng - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thái Nguyên; Ông Phạm Ngọc Tuấn - Tổng Biên tập Báo Diễn đàn Doanh nghiệp, Phó Trưởng Ban thường trực Ban tổ chức chương trình Khởi nghiệp; Nhà Báo Phan Hữu Minh – TBT, Giám đốc, Đài PT –TH Thái Nguyên; Anh Dương Xuân Hùng – Ủy viên BTV Trung ương Đoàn, Bí thư tỉnh đoàn Thái Nguyên; Anh Đinh Huy Chiến – Chủ tịch Hội Doanh nghiệp trẻ Thái Nguyên cùng đại diện các nhà tài trợ, các nhà doanh nghiệp trẻ tỉnh Thái Nguyên, Vĩnh Phúc và sự hiện diện của các thầy cô giáo và hơn 1.000 sinh viên đại các trường Đại học, Cao đẳng trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên.
 
Thái Nguyên là một trung tâm đào tạo lớn của cả nước với gần 30.000 sinh viên đang theo học tại các trường Đại học, CĐ, THCN và dạy nghề. Hằng năm các cở sở đào tạo của Thái Nguyên đã cung cấp một lượng lớn thanh niên, lao động có tri thức, có tay nghề cho các cơ quan, doanh nghiệp của Thái Nguyên và toàn quốc. Chính tại mảnh đất Thái Nguyên giàu truyền thống lịch sử này, đã có nhiều người khởi nghiệp và đã thành công.  Thái Nguyên cũng là một trong những địa phương có nhiều cơ quan, doanh nghiệp Trung ương đóng trên địa bàn. Với chủ trương phát triển kinh tế đa dạng, chính sách thu hút đầu tư cởi mở. Năm 2008, Thái Nguyên đã đạt thu ngân sách trên 1.000 tỷ đồng. Thái Nguyên đã và đang là mảnh đất nhiều cơ hội, tiềm năng để cho các bạn trẻ khởi nghiệp và  xây dựng cơ đồ.  

Chương trình Khởi nghiệp đã được tổ chức qua 7 năm, ý nghĩa xã hội và những thành công của chương trình đã thu hút được sự tham gia của rất đông đảo sinh viên cả nước. Hiện nay chương trình đã phát triển và mở rộng hơn, tạo điều kiện để thanh niên, sinh viên khơi dậy tinh thần khởi nghiệp, hỗ trợ tốt nhất các ý tưởng kinh doanh có giá trị thực tiễn cao.

 

(Theo Thanh Lan, Doãn Hiền, Hồ Hường, Nam Phương, Bích Ngọc // Diễn đàn doanh nghiệp)

  • Cựu phó thủ tướng Vũ Khoan:Cảnh giác với âm mưu phân ly, chia rẽ
  • Cựu phó thủ tướng Vũ Khoan: Cuộc dàn xếp giữa các nước lớn
  • Từ vụ cầu Ghềnh tới mô hình PPP
  • Bài cuối: Chảy máu tiền tỉ
  • Bài 2: Tiền vẫn chảy đi
  • Thủ đô gió ngàn sục sôi tinh thần khởi nghiệp (Phần 1)
  • Đôi điều về các ước tính kế toán trong báo cáo tài chính
  • Hệ thống kế toán trong môi trường thương mại điện tử
  • Hệ thống kế toán trong môi trường thương mại điện tử
  • Các màn "phù phép" trong Báo cáo tài chính
  • Những sai sót cần tránh trong công tác kế toán tài chính
  • Một số vấn đề trong kế toán giá gốc ở Việt Nam
  • Một số vấn đề về xác định giá thành và giá bán sản phẩm phần mềm
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi