Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Nhân dân là cội nguồn của thắng lợi

Trung tướng Nguyễn Việt Thành năm nay ngoài 60 tuổi, Thiếu tướng Trương Hữu Quốc giờ ở tuổi 79, cả hai ông đều đã tham gia chiến đấu trên chiến trường miền Nam những năm chống Mỹ. Hồi tưởng về những năm tháng oanh liệt ấy, hai vị tướng của Lực lượng Công an nhân dân đều khẳng định, nhân dân là cội nguồn của thắng lợi.

Thiếu tướng Trương Hữu Quốc. Ảnh: Chinhphu.vn

Bám trụ tại chiến trường Trị Thiên

35 năm sau ngày đất nước thống nhất, Thiếu tướng Trương Hữu Quốc giờ đã ở tuổi 79, nhưng ông vẫn nhớ như in những ngày tháng chiến đấu oanh liệt thuở nào.

Sinh ra và lớn lên tại quê hương Quảng Trị khói lửa, tận mắt chứng kiến đạn bom và gót giày đinh của kẻ thù cày xới mảnh đất quê hương, Thiếu tướng Trương Hữu Quốc- nguyên Tổng cục trưởng Tổng cục cảnh sát, tham gia hoạt động cách mạng từ khi còn là thiếu niên ( năm 15 tuổi).

Trong thời kỳ ác liệt nhất ở chiến trường Trị Thiên, ông đã trực tiếp chiến đấu nhiều trận, dự nhiều chiến dịch và có nhiều công lao, đóng góp cho cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước.

Mảnh đất Quảng Trị là nơi đối đầu ác liệt giữa  ta và địch. Địch tập trung tất cả các binh chủng lớn nhất, các sư đoàn mạnh nhất ở đây. Có những thời điểm chúng đưa tới 54.000 quân ra chiến trường Quảng Trị để đàn áp lực lượng cách mạng.

Ông Quốc đã tham gia nhiều chiến dịch lớn. Vào năm 1966, ông được giao nhiệm vụ trinh sát các địa bàn cứ điểm ở tây nam Quảng Trị và tham gia chiến đấu ở các cứ điểm ở miền Tây, nơi ông phụ trách. Cuộc chiến đấu ở đó thắng lợi,  50 xã ráp ranh vùng giải phóng ở Quảng Trị được giải phóng và các cứ điểm của địch ở đồn Tân Lệ bị tiêu diệt.

Năm 1967, ông được Bí thư Tỉnh ủy và Trưởng ty Công an giao nhiệm vụ nắm tình hình để tấn công căn cứ ngụy ở La Văng và thị xã Quảng Trị, lần đó thắng lợi và chúng ta do nắm chắc tình hình đã đánh thắng chiếm toàn bộ  căn cứ trung đoàn 1 của địch ở La Văng, mở nhà lao Quảng Trị, đưa 260 chị em bị cầm giữ trong nhà lao ra an toàn.

Năm 1968, ông và đồng đội được giao nắm toàn bộ khu tỉnh trưởng, tỉnh đường, khu an ninh, các căn cứ của sư đoàn địch. Ông đã sử dụng cơ sở bí mật địa phương đưa quân tấn công thành cổ Quảng Trị, tiêu diệt nhiều sinh lực địch. Sau đó đưa quân ra vùng ven chiến đấu ở vùng đồng bằng và phối hợp 25 ngày đêm đánh địch ở Huế.

Năm 1972, ông báo cáo trực tiếp với đồng chí Lê Trọng Tấn - Tổng Tham mưu trưởng QĐND Việt Nam về toàn bộ hồ sơ, sơ đồ và tình hình địch ở trong thành cổ để quân ta tấn công vào Quảng Trị ngày 30/4/1972. Buổi chiều ngày 1/5/1972, các chiến sĩ Trung đoàn 9, Sư đoàn 304 đã cắm lá cờ chiến thắng lên Dinh tỉnh trưởng ngụy quyền Quảng Trị.

Sau khi bộ đội ta giải phóng Quảng Trị, Mỹ- ngụy tìm mọi cách tái chiếm Quảng Trị. Trong cuộc chiến đấu 81 ngày đêm tại thành cổ Quảng Trị (từ ngày 28/6 đến ngày 16/9/1972), hơn 1 vạn cán bộ, chiến sĩ ưu tú của ta đã anh dũng hy sinh.

Khi nhắc lại những chiến công này, Thiếu tướng Trương Hữu Quốc không giấu được niềm xúc động và điều mà ông luôn luôn khắc ghi là tinh thần anh dũng của nhân dân ta. Ông nói chính nhân dân là bệ đỡ vững chãi để ông và nhiều đồng đội sống và chiến đấu, góp sức vào thắng lợi chung của dân tộc trong cuộc kháng chiến chống Mỹ.

Trung tướng Nguyễn Việt Thành. Ảnh: Chinhphu.vn

Anh hùng của chiến trường Tây Nam Bộ

Trong những năm kháng chiến chống Mỹ, Trung tướng Nguyễn Việt Thành- (nguyên Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Cảnh sát) đã anh dũng chiến đấu ở chiến trường miền Tây Nam Bộ.

Tham gia du kích từ năm 14 tuổi, rồi gia nhập lực lượng An ninh tỉnh Mỹ Tho, ông đã chiến đấu hàng trăm trận và tiêu diệt được hơn 200 tên địch, làm bị thương 230 tên … cũng như góp phần xây dựng hàng chục cơ sở bí mật, đào hàng trăm hầm bí mật, sản xuất hàng trăm giàn thun bắn lựu đạn, thu lượm phục chế 550 quả bom, lựu đạn lép của địch làm vũ khí đánh địch; 350 lần dẫn đường bảo vệ các đồng chí lãnh đạo đi lại hoạt động an toàn.

Do có những đóng góp to lớn trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, tháng 8/1980, ông đã vinh dự được Đảng, Nhà nước phong tặng danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân.

Trung tướng Nguyễn Việt Thành kể lại, trong hàng trăm trận mà ông tham gia, có nhiều trận vô cùng quyết liệt, đòi hòi người chỉ huy phải vô cùng tỉnh táo, để có những quyết định sáng suốt nhất. Nhiều lần trong họng kìm bủa vây của kẻ thù, thậm chí địch đưa cả máy bay trực thăng, xe tăng bao bây, ông vẫn bình tĩnh phán đoán tình huống, dũng cảm bật nắp hầm bí mật đưa đồng đội vượt vòng vây an toàn.

Nhưng có kỷ niệm mà Trung tướng Nguyễn Việt Thành không thể quên, đó là những trận đánh cuối cùng ở Sài Gòn mùa xuân năm 1975.

Khi đó, ông đang học Trường Quân chính ở Phước Long. Trường thành lập Tiểu đoàn 3- Công an võ trang và ông được cử là Tiểu đoàn phó, Tham mưu trưởng. Cùng với các sư đoàn chủ lực khác, tiểu đoàn của ông đánh thẳng từ Bình Dương, ra sân bay Tân Sơn Nhất, Trường huấn luyện Quang Trung rồi chiếm giữ Nha cảnh sát ngụy ở Sài Gòn…

Giờ đây đã hơn 60 tuổi, Trung tướng Nguyễn Việt Thành vẫn nhớ như in khí thế sôi sục của những trận đánh thẳng vào sào huyệt của kẻ thù đó. Và niềm tự hào, niềm vui trong ngày chiến thắng 30-4-1975 thật khó diễn tả, trong đó có niềm tiếc thương những đồng đội đã ngã xuống trước cửa ngõ Sài Gòn chỉ một vài giờ.

Đại thắng mùa Xuân 1975 là thành quả vĩ đại của cả dân tộc ta, thể hiện sức mạnh đoàn kết nhất trí giữa ý Đảng lòng dân, kiên định lý tưởng độc lập dân tộc “Không có gì quý hơn độc lập tự do”. "Trong niềm vui chung ấy, chúng ta không bao giờ được quên những đồng đội đã hy sinh anh dũng và càng thấm thía hơn công sức của nhân dân – cội nguồn của sức mạnh Việt Nam", Anh hùng Nguyễn Việt Thành nói.

(Theo Mai Hồng // Tin Chính phủ)

  • Cựu phó thủ tướng Vũ Khoan:Cảnh giác với âm mưu phân ly, chia rẽ
  • Cựu phó thủ tướng Vũ Khoan: Cuộc dàn xếp giữa các nước lớn
  • Từ vụ cầu Ghềnh tới mô hình PPP
  • Bài cuối: Chảy máu tiền tỉ
  • Bài 2: Tiền vẫn chảy đi
  • Miền trung tháng 3 kỳ diệu - Kỳ 3: Bên những pho tượng Chàm
  • Miền trung tháng 3 kỳ diệu - Kỳ 2: Trở về quê cũ
  • Miền trung tháng 3 kỳ diệu - Kỳ 1: Cờ cách mạng trước Ngọ Môn
  • Hơn 320.000 người nước ngoài đăng ký tạm trú tại Việt Nam
  • “Lên bờ”, đừng để… ngồi chơi !
  • Phóng sự ảnh sập cầu Cần Thơ
  • Phóng sự ảnh: Những ngày cuối của 'hung thần'!
  • Phóng sự ảnh: Nào ta cùng Yoga !!!
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi