Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Chiến lược phát triển dạy nghề :Chưa gỡ được nút thắt

Nhiều năm qua, sự chậm phát triển của chất lượng nguồn nhân lực vẫn được coi là một nút thắt trong quá trình phát triển đất nước. Đã có nhiều chương trình đào tạo được tung ra với số tiền đầu tư khổng lồ liên quan tới nhiều bộ ngành nhằm nhanh chóng cải thiện tình trạng này.

Tuy nhiên, tới nay kết quả vẫn chưa được như mong đợi. Liên tiếp các dự thảo đề án lại tiếp tục được đưa ra: đề án tỉ USD đào tạo nghề cho thanh niên, đề án 1.000 tỉ đồng đào tạo nghề cho lao động nông thôn, đề án Đổi mới và phát triển dạy nghề giai đoạn 2008 – 2015 và mới đây nhất là dự thảo Chiến lược phát triển dạy nghề giai đoạn 2011 – 2020. Nhiều đề án, nhiều chiến lược nhưng nút thắt quan trọng nhất tạo sự tương tác giữa dạy nghề và thị trường lao động, từ đó dạy nghề mới thực sự phát huy được hiệu quả, lại chưa được nói tới.

Nút thắt đó chính là việc dự báo nguồn nhân lực quốc gia. Đã nhiều năm nay, vấn đề đào tạo và sử dụng lao động vẫn như hai đường thẳng hiếm khi gặp nhau. Các trường dạy nghề, trường đại học, cao đẳng vẫn tăng cường đào tạo với số học sinh tốt nghiệp năm sau luôn cao hơn năm trước nhưng các doanh nghiệp mỗi khi có cơ hội lại kêu trời về chất lượng lao động.

Ngay tại buổi lấy ý kiến các doanh nghiệp tại tỉnh Bình Dương về chiến lược dạy nghề giai đoạn 2011 – 2020 vừa mới được tổ chức nhiều doanh nghiệp vẫn tiếp tục “điệp khúc” khó tuyển dụng lao động có nghề. Điệp khúc này sẽ vẫn còn tiếp diễn nếu việc đào tạo lao động vẫn bắt đầu từ năng lực của các trường như hiện nay, thay vì bắt đầu từ nhu cầu thực tế của thị trường lao động được dự báo một cách có trách nhiệm.

Dự thảo Chiến lược dạy nghề tới năm 2020 sẽ được trình Chính phủ ban hành trong thời gian từ nay tới cuối năm đã đưa ra mục tiêu bằng các con số. Cụ thể, đào tạo nghề cho 27,5 triệu người, trong đó có 1 triệu lao động nông thôn mỗi năm, nâng tỷ lệ qua đào tạo nghề đạt 55% tổng lực lượng lao động và 90% lao động qua đào tạo có việc làm phù hợp với nghề và trình độ. Dự kiến đến năm 2020 dân số Việt Nam đạt 99 triệu người, trong đó có 50 triệu người có việc làm.

Các giải pháp được đưa ra để thực hiện những mục tiêu này bao gồm: nhóm giải pháp đổi mới, hoàn thiện cơ chế chính sách dạy nghề, đẩy mạnh xã hội hoá nhằm tăng nguồn lực đầu tư cho dạy nghề, đổi mới công tác đào tạo, xây dựng chương trình, phát triển mạng lưới, xây dựng và ban hành tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia, đổi mới công tác quản lý nhà nước về dạy nghề, tăng cường hội nhập quốc tế…

Theo cách làm này, dạy nghề và sử dụng lao động vẫn tiếp tục là hai con đường riêng biệt ít khi gặp nhau. Hai con đường đó chỉ có thể được kéo gần lại nếu việc dự báo nguồn nhân lực quốc gia được thực hiện chi tiết tới từng ngành, từng lĩnh vực. Đào tạo nghề phải dựa trên cơ sở dự báo đó. Nhưng kể cả trong tầm nhìn tương đối dài hạn, đến năm 2020, việc dự báo nguồn nhân lực quốc gia vẫn chưa có đủ tầm quan trọng trong hoạch định các kế hoạch đào tạo.

Cũng có thể người chấp bút cho dự thảo Chiến lược đào tạo nghề giai đoạn 2011 – 2020 hiện tại không thực sự tin tưởng vào việc dự báo. Bởi trong thực tế, một trung tâm Dự báo nguồn nhân lực quốc gia đã được khai sinh hơn một năm nay trực thuộc bộ Lao động – thương binh và xã hội nhưng tới nay nó vẫn chỉ là một quyết định mang tính hành chính.

Hơn một năm qua đi, trung tâm này mới chỉ hỗ trợ xây dựng một số website việc làm tại một số địa phương. Việc dự báo nhu cầu nguồn nhân lực về tổng thể chung chưa có, đó là còn không kể tới yêu cầu dự báo chi tiết tới từng ngành, từng lĩnh vực.

Trong khi đó hiện tại ở nhiều nước, hệ thống quan sát nhu cầu lao động thông qua trung tâm Dự báo nguồn nhân lực quốc gia được vận hành tốt đã gỡ được nút thắt quan trọng về sự khác biệt giữa đào tạo và sử dụng. Thực tế cho thấy, với những ưu điểm này, trung tâm Dự báo nguồn nhân lực quốc gia tại nước ta đã được “nhập khẩu” từ Mỹ qua một dự án được thực hiện từ năm 2005.

Tuy nhiên tới nay dự án đã kết thúc, còn trung tâm này tuy đã ra đời nhưng lại chưa làm đúng chức năng của mình. Những trung tâm dự báo này ngoài việc phân tích các con số báo cáo còn thực hiện các cuộc điều tra trên diện rộng tới từng doanh nghiệp để có được con số định lượng về nhu cầu lao động của các doanh nghiệp trong từng nhóm ngành nghề và dự báo được xu hướng vận động của thị trường lao động.

(Theo sgtt)

  • Bơ vơ 4,5 vạn người Việt: Mong Angola sớm ký hiệp định
  • “Gần một nửa số người thất nghiệp từ 15 đến 24 tuổi”
  • Lao động Việt Nam rẻ hay đắt?
  • Kế toán trưởng thất nghiệp hàng loạt
  • “Tìm cửa” sang Angola mưu sinh
  • Doanh nghiệp phải lập quỹ đào tạo người lao động
  • Chính sách cho lao động làm việc tại Lào: Quá nhiều bất cập
  • Tăng lương tối thiểu trong doanh nghiệp từ 2010
  • Đồng bằng sông Cửu Long Vì sao "đói" lao động ?
  • Đào tạo nhân lực ở Đồng Nai: Nhìn từ mô hình xã hội hóa
  • Có xoá được cò lao động xuất khẩu?
  • Phận công nhân nữ nhập cư
  • Công nhân dễ kiếm việc hơn cử nhân?
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Từ 1-7: Lao động tu nghiệp tại Nhật được làm 120 loại việc
  • Có nên nhập khẩu lao động phổ thông?
  • Xu hướng việc làm năm 2010: Vẫn thiếu tính bền vững
  • Việt Nam đứng trước nguy cơ thiếu việc làm bền vững?
  • Năm 2010, Hàn Quốc sẽ tiếp nhận 12.500 lao động Việt Nam
  • Sử dụng nhân lực cao cấp nước ngoài: Có phải đáp án hay ?
  • Hơn 41.000 tỷ đồng cho dạy nghề từ nay đến năm 2020
  • 4,3 triệu việc làm do doanh nghiệp tư nhân tạo ra
  • Lao động tại doanh nghiệp tư nhân tăng hơn 20% mỗi năm
  • Thị trường lao động Canada: Cửa vào không dễ!
  • Năm 2010 sẽ đào tạo nghề cho gần 2 triệu lao động
  • 1,6 triệu việc làm mới trong năm 2010
  • Xuất khẩu lao động: Tiếp tục thời của thị trường “vàng”?
  • Cung - cầu lao động đang mất cân đối nghiêm trọng
  • Xuất khẩu lao động 2010: "Khai phá" thị trường nào?
  • Nhân sự Việt Nam: Vừa thiếu vừa yếu