Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Giữ chân lao động bằng nhà ở

Khu nhà ở công nhân Cty CP Acecook VN

Để ổn định nguồn lực trong giai đoạn có sự cạnh tranh thu hút nhân lực hiện nay, nhiều DN Bình Dương đang giữ chân người lao động bằng chính sách đãi ngộ tương xứng, chăm lo tốt đời sống vật chất tinh thần cho công nhân. Trong đó việc tạo cho người lao động có chỗ ở đàng hoàng là yếu tố then chốt được DN Bình Dương chú trọng.

Ở xã Tân Định, huyện Bến Cát, tỉnh Bình Dương có cả một khu toàn những công dân mới của tỉnh mà người ta quen gọi với cái tên khá thân thiện: “công dân Vinamit”. Gọi thế bởi lẽ, họ là những công nhân lao động xuất sắc được Cty CP Vinamit cho mượn tiền mua đất, cất nhà và trả dần từ lương trong thời gian 30 năm.

Từ làng Cty "đến khách sạn công nhân”

Chị Lê Thị Sương, 35 tuổi chỉ tay vào nhiều ngôi nhà khang trang phấn khởi : “Kia là nhà anh Cường, anh Nhân..., còn nhà em là cái này, thời giá hiện nay chắc không dưới 600 triệu đâu anh. Nếu không có chính sách hỗ trợ của Cty, công nhân như tụi em làm sao có được nhà riêng cho mình để ở !”. Rõ ràng, bằng chính sách đi sát với thực tế qua việc cho mượn tiền mua đất cất nhà không tính lãi, Cty CP Vinamit đã tạo điều kiện cho nhiều công nhân ngoại tỉnh như chị Sương đến an cư và lạc nghiệp tại Bình Dương. Nét mặt rạng ngời, chị Sương hài lòng với cuộc sống hiện tại.

Cách không xa nơi trên, ở xã An Phú, huyện Thuận An, là khu nhà ở công nhân Cty CP Acecook VN. Mới 2 năm đi vào hoạt động nhưng khu nhà ở này đã đón hàng trăm đoàn “du khách”, mà toàn là doanh nhân. Họ đến không để chơi mà là để “học”, học mô hình nhà ở cho người lao động giàu ý tưởng nhân văn của người đến từ xứ sở Hoa Anh Đào, ông Namie Shoichi - nguyên TGĐ Cty CP Acecook VN. Theo lời kể của ông Namie Shoichi, trong lần đến tìm hiểu đời sống công nhân của mình năm 2005, ông đã chứng kiến 5-6 người ở chung trong một căn nhà trọ vừa thấp, vừa bé, không thể đảm bảo sức khỏe. Thực tế đó đã hình thành trong ông Namie Shoichi ý tưởng “xây dựng một khu nhà ở không chỉ thoả mãn về vật chất, mà tinh thần cũng thật sự thoải mái, có như vậy thì sức khoẻ người lao động mới bảo đảm, người lao động cũng an tâm làm việc”. Từ ý tưởng trên, năm 2008 Acecook VN đã khánh thành đưa vào hoạt động khu nhà ở công nhân. Đây là khu nhà phục vụ công nhân được trang bị đầy đủ nhất hiện nay tại Bình Dương với tổng vốn đầu tư xây dựng lên đến 1,5 triệu USD, quy mô xây dựng trên diện tích đất 8.546 m2 gồm 1 trệt, 4 lầu với 70 phòng (gồm 61 phòng ở và 9 phòng sinh hoạt chung). Chưa hết, theo lời kể của một kỹ sư chỉ huy công trình này, lúc xây dựng, trong lần đến công trường khi khu nhà ở sắp hoàn thành, ông Namie Shoichi rất hài lòng; tuy nhiên khi thấy các phòng chừa lỗ gió, qua thông dịch ông ta hỏi “mấy anh chừa lỗ trống để muỗi vào đốt công nhân tôi à?”. Không có trong thiết kế nhưng sau đó toàn bộ lỗ gió đều gắn lưới chống muỗi. Vì vậy ở khu nhà công nhân Acecook VN khi đóng cửa các phòng, muỗi bên ngoài có nhiều nhưng cũng không bay vào nhà được. Một chi tiết nhỏ trong suy nghĩ của ông Namie Shoichi nhưng lại thể hiện rõ sự quan tâm của DN với sức khỏe người lao động.

May mặc, giày da, hạ tầng cũng vào cuộc

 Hiện nay có khá nhiều DN Bình Dương thực hiện xây dựng nhà ở cho người lao động và chiến lược này đã giúp DN ổn định được nguồn lao động của mình. Ngay trong ngành may mặc và giày da, vốn được xem là ngành có biến động lao động nhiều nhất nhưng DN có chính sách nhà ở tốt thì người lao động cũng không “nhảy cóc”. Cụ thể như Cty TNHH MTV may mặc Bình Dương, dù có lượng công nhân gần 3.000 người nhưng Cty có chính sách chăm lo cho người lao động rất tốt, có nhà ở miễn phí nên nguồn lao động khá ổn định. Mới đây, Cty đã hoàn thành khu nhà ở 6 tầng dành cho người lao động tại xã Bình Hòa, huyện Thuận An với 104 phòng (diện tích phòng từ 32 m2 đến 70 m2), tổng vốn đầu tư khoảng 30 tỷ đồng. Đây là khu đầu tiên trong dự án 4 khu nhà ở dành cho người lao động được Cty này đầu tư đến 100 tỷ đồng xây dựng.

Hay như ở Cty CP giày Thái Bình với hơn 10.000 lao động, hiện nay chỗ ở công nhân đã được Cty đầu tư xây dựng rất bài bản, khang trang. bên cạnh đó công đoàn của cty còn tổ chức siêu thị công nhân tại các khu nhà với giá “siêu rẻ” nhằm phục vụ là chính. Ông Nguyễn Đình Nhuần - Phó TGĐ Cty CP giày Thái Bình cho biết, trong chiến lược phát triển bền vững của Cty, vấn đề hàng đầu mà giày Thái Bình tập trung thực hiện chính là phấn đấu để 50% công nhân có thâm niên từ 5 năm trở lên có nhà ở công nhân, 100% công nhân chưa có nhà ở được hỗ trợ chi phí nhà ở. Đây là giải pháp giúp giày Thái Bình ít biến động lao động trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh.

Dưới góc nhìn của DN, chỗ ở cho người lao động giúp ổn định hoạt động sản xuất. Còn dưới góc nhìn của chủ đầu tư các khu công nghiệp (KCN), chỗ ở cho người lao động là yếu tố quan trọng để thu hút đầu tư. Theo ông Lê Xuân Hoè - TGĐ Cty CP KCN Nam Tân Uyên, chủ đầu tư KCN Nam Tân Uyên cho biết: “Trong thu hút đầu tư, vấn đề DN quan tâm không chỉ là hạ tầng mà còn có nguồn nhân lực. Chính vì vậy, ngay từ khi bắt đầu xây dựng KCN, Cty đã bố trí một quỹ đất lớn để xây dựng khu nhà ở công nhân, khu này không chỉ là chỗ ở mà còn đầy đủ tiện ích, đáp ứng nhu cầu vui chơi, giải trí của công nhân nhằm hỗ trợ DN trong KCN có nguồn lực ổn định”.

Giám đốc Sở Lao động Thương binh và Xã hội Bình Dương, ông Phan Thành Sơn cho rằng: Bình Dương đang là địa phương cần một lượng lao động lớn hàng năm. Vấn đề quan trọng trong phát triển công nghiệp hiện nay là nguồn nhân lực, ổn định nhân lực bằng chính sách chăm lo tốt cho người lao động qua việc xây nhà ở công nhân của DN là việc làm thiết thực và hiệu quả. Việc xây nhà ở cho công nhân của DN đang được tỉnh quan tâm hỗ trợ, kêu gọi và khuyến khích đầu tư.

(Theo Ngô Minh // Diễn đàn doanh nghiệp)

  • Bơ vơ 4,5 vạn người Việt: Mong Angola sớm ký hiệp định
  • “Gần một nửa số người thất nghiệp từ 15 đến 24 tuổi”
  • Lao động Việt Nam rẻ hay đắt?
  • Kế toán trưởng thất nghiệp hàng loạt
  • “Tìm cửa” sang Angola mưu sinh
  • Doanh nghiệp xuất khẩu lao động: Khó khăn trong vay vốn, ký quỹ
  • Nghịch lý lao động-việc làm tại TP Hồ Chí Minh
  • Thị trường lao động TP Hồ Chí Minh sôi động
  • Việt Nam đối mặt nhiều thách thức về dân số
  • VAMAS đào tạo lao động Việt Nam xuất khẩu
  • Doanh nghiệp xuất khẩu lao động sang Nhật sẽ gặp khó?
  • Bình Dương thiếu nguồn nhân lực gốm sứ
  • Người lao động VN sẽ được đào tạo bài bản trước khi đi làm việc ở nước ngoài
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Từ 1-7: Lao động tu nghiệp tại Nhật được làm 120 loại việc
  • Có nên nhập khẩu lao động phổ thông?
  • Xu hướng việc làm năm 2010: Vẫn thiếu tính bền vững
  • Việt Nam đứng trước nguy cơ thiếu việc làm bền vững?
  • Năm 2010, Hàn Quốc sẽ tiếp nhận 12.500 lao động Việt Nam
  • Sử dụng nhân lực cao cấp nước ngoài: Có phải đáp án hay ?
  • Hơn 41.000 tỷ đồng cho dạy nghề từ nay đến năm 2020
  • 4,3 triệu việc làm do doanh nghiệp tư nhân tạo ra
  • Lao động tại doanh nghiệp tư nhân tăng hơn 20% mỗi năm
  • Thị trường lao động Canada: Cửa vào không dễ!
  • Năm 2010 sẽ đào tạo nghề cho gần 2 triệu lao động
  • 1,6 triệu việc làm mới trong năm 2010
  • Xuất khẩu lao động: Tiếp tục thời của thị trường “vàng”?
  • Cung - cầu lao động đang mất cân đối nghiêm trọng
  • Xuất khẩu lao động 2010: "Khai phá" thị trường nào?
  • Nhân sự Việt Nam: Vừa thiếu vừa yếu