Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Lao động vay tiền xuất ngoại khó do đâu?

Lãnh đạo nhiều Cty xuất khẩu lao động (XKLĐ) cho biết, với việc các ngân hàng hạn chế cho vay vốn đi XKLĐ vì tỷ lệ nợ xấu cao, mức cho vay thấp, thủ tục vay phức tạp đã khiến nhiều lao động có nhu cầu xuất ngoại vỡ mộng

Lao động nghèo huyện Đắkrông, Quảng Trị chuẩn bị xuất cảnh sang Malaysia làm việc. Ảnh: Phong Cầm

Mức cho vay quá thấp

Theo ông Nguyễn Quốc Sự - Phó Tổng giám đốc Cty Cổ phần Phát triển nguồn nhân lực (LOD), mức vốn cho vay hiện nay tại Ngân hàng NN&PTNT khoảng 20 triệu đồng/người (không cần tài sản thế chấp).

Với mức vay này, chỉ đủ cho NLĐ chi phí đi làm việc tại một số thị trường thu nhập thấp (Trung Đông, Malaysia); còn với những thị trường thu nhập cao (Hàn Quốc, Đông Âu, Nhật Bản, Australia, Canada...), số tiền NLĐ vay được chỉ đáp ứng một phần rất nhỏ trong tổng chi phí xuất ngoại mà NLĐ phải đóng.

Ông Lê Thanh - Phó Giám đốc Cty Cổ phần nhân lực và Thương mại (Vinaconex Mex) lại khẳng định rằng, với khoản vay 20 triệu đồng, NLĐ khó có thể tiếp cận bất cứ thị trường nào.

Thực tế, ngoài chi phí để được xuất cảnh, NLĐ còn phải lo thêm nhiều khoản phí khác (ăn, ở, đi lại, học nghề, ngoại ngữ, giáo dục định hướng, khám sức khỏe...). Trong khi đó, các ngân hàng hiện nay chỉ ấn định một mức vay cứng nhắc là 20 hoặc 30 triệu đồng nên NLĐ gặp rất nhiều khó khăn.

Bà Đới Thị Hồng - Phó Tổng GĐ Cty Cổ phần dịch vụ và thương mại hàng không (Airseco) cho biết, nhiều ngân hàng đã triển khai chương trình cho vay XKLĐ nhưng thủ tục phức tạp, gây khó khăn cho NLĐ và doanh nghiệp khi tiếp cận nguồn vốn.

Được biết, Airseco hiện đang tuyển lao động tại các tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh. Ở những tỉnh này, người có nhu cầu đi XKLĐ rất đông nhưng ngặt nỗi không có tiền. Vì thế, để thu hút NLĐ, Cty đứng ra bảo lãnh cho NLĐ vay tiền từ ngân hàng. Tuy nhiên, số người vay được rất ít dù đã có sự bảo lãnh của Cty. Hàng nghìn lao động vì thế đã không có cơ hội xuất ngoại, làm giàu cho bản thân và gia đình.

Một trong những nguyên nhân khiến các ngân hàng đưa ra một số thủ tục ràng buộc trách nhiệm giữa bên vay và bên cho vay đó là do tỷ lệ nợ xấu cho vay đi XKLĐ hiện quá cao.

Ông Kiều Trọng Tuyến - Phó Tổng GĐ Ngân hàng NN&PTNT cho biết, những năm đầu cho vay, tỷ lệ nợ xấu không đáng kể, nhưng mấy năm gần đây tỷ lệ nợ xấu tăng cao.

Năm 2009, tỷ lệ nợ xấu của Ngân hàng NN&PTNT khoảng 15 tỷ đồng, chiếm 10,4% tổng dư nợ cho vay XKLĐ; trong khi về nguyên tắc nợ xấu cho vay không vượt quá 3%. Theo ông Tuyến, vì chưa có quy chế quản lý thu nhập của NLĐ đã được vay vốn nên có hiện tượng chây ỳ khiến việc thu hồi khi nợ đến hạn vô cùng khó khăn.

Cải thiện cách nào?

Ông Phan Đức Tiến - Phó GĐ chi nhánh Ngân hàng NN&PTNT Nghệ An cũng cho rằng, ngoài một số nguyên nhân khách quan (khủng hoảng kinh tế, thiếu việc làm, lao động phải về nước trước hạn...), số lao động thiếu ý thức trả nợ chiếm đến 20% tỷ lệ nợ xấu.

“Nên chăng, ngân hàng triển khai ký hợp đồng cam kết trách nhiệm với doanh nghiệp XKLĐ để khi lao động gặp rủi ro, doanh nghiệp phải chịu tiền gốc, còn ngân hàng chịu lãi”- Ông Tiến đề xuất.

Cũng theo ông Tiến, khi xem xét cấp phép cho doanh nghiệp XKLĐ, Bộ LĐ-TB&XH nên đánh giá cả năng lực tài chính, xem doanh nghiệp đó có đủ năng lực bồi hoàn cho NLĐ khi gặp rủi ro hay không.

Theo bà Ngô Thị Xuyến - Giám đốc chi nhánh Ngân hàng NN&PTNT Bắc Giang, các Cty XKLĐ cần công khai các khoản phí doanh nghiệp được thu để giảm chi phí cho NLĐ. Đặc biệt, khi doanh nghiệp về địa phương tuyển nguồn, không nên thổi phồng mức lương, tránh tình trạng NLĐ chấp nhận vay vốn mức cao để được đi thị trường tốt nhưng thực tế mức thu nhập lại không đủ trả nợ.

Ngày 23-4, trao đổi với PV Tiền Phong, Thứ trưởng Bộ LĐ-TB&XH - Nguyễn Thanh Hoà cho biết: Tới đây, Bộ LĐ-TB&XH sẽ họp bàn với các ngân hàng để làm sao cải cách thủ tục hành chính, vừa đảm bảo an toàn vốn cho ngân hàng vừa tạo điều kiện thuận lợi để NLĐ vay vốn.

Thực tế, lao động huyện nghèo hiện nay cũng đang gặp khó khi vay vốn. Đa số lao động nghèo, sau khi đăng ký đều tập trung về các thành phố để học nghề, ngoại ngữ, giáo dục định hướng... Việc đi lại của NLĐ cũng rất khó khăn.

Bộ LĐ-TB&XH cũng sẽ họp bàn với Ngân hàng Chính sách xã hội để tạo điều kiện cho con em huyện nghèo được vay vốn đi XKLĐ.

(Theo Phong Cầm // Tienphong Online)

  • Bơ vơ 4,5 vạn người Việt: Mong Angola sớm ký hiệp định
  • “Gần một nửa số người thất nghiệp từ 15 đến 24 tuổi”
  • Lao động Việt Nam rẻ hay đắt?
  • Kế toán trưởng thất nghiệp hàng loạt
  • “Tìm cửa” sang Angola mưu sinh
  • Đưa đầu việc đến khu dân cư: Vẫn khó tuyển lao động
  • Đi lao động tại Hàn Quốc: Chỉ mất 630 USD!
  • Lao động giúp việc tại Đài Loan có thể được tăng quyền lợi
  • Quý I/2010, trên 10.000 lao động có việc làm
  • Bảo đảm an toàn lao động: Không tán thành “phạt cho tồn tại”
  • Giải quyết tranh chấp lao động : Cần đồng thuận
  • Mở rộng quy mô, hình thức đào tạo thợ dầu khí
  • Sự kiện - Phân tích: Thị trường lao động Trung Quốc chuyển dịch mạnh
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Từ 1-7: Lao động tu nghiệp tại Nhật được làm 120 loại việc
  • Có nên nhập khẩu lao động phổ thông?
  • Xu hướng việc làm năm 2010: Vẫn thiếu tính bền vững
  • Việt Nam đứng trước nguy cơ thiếu việc làm bền vững?
  • Năm 2010, Hàn Quốc sẽ tiếp nhận 12.500 lao động Việt Nam
  • Sử dụng nhân lực cao cấp nước ngoài: Có phải đáp án hay ?
  • Hơn 41.000 tỷ đồng cho dạy nghề từ nay đến năm 2020
  • 4,3 triệu việc làm do doanh nghiệp tư nhân tạo ra
  • Lao động tại doanh nghiệp tư nhân tăng hơn 20% mỗi năm
  • Thị trường lao động Canada: Cửa vào không dễ!
  • Năm 2010 sẽ đào tạo nghề cho gần 2 triệu lao động
  • 1,6 triệu việc làm mới trong năm 2010
  • Xuất khẩu lao động: Tiếp tục thời của thị trường “vàng”?
  • Cung - cầu lao động đang mất cân đối nghiêm trọng
  • Xuất khẩu lao động 2010: "Khai phá" thị trường nào?
  • Nhân sự Việt Nam: Vừa thiếu vừa yếu