Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Năm 2009, đình công giảm 70%

Tất cả các cuộc đình công hiện nay đều tự phát. - tinkinhte.com
Tất cả các cuộc đình công hiện nay đều tự phát.

Bộ Lao động - Thương binh và xã hội cho biết, trong năm 2009 các cuộc đình công đã giảm rõ rệt về quy mô cũng như số lượng, chỉ bằng 30% so với năm 2008.

Cụ thể, năm 2009 đã xảy ra 216 cuộc đình công, diễn biến ôn hòa với thời gian ngắn; không xảy ra hiện tượng đập phá, quá khích.

Đình công vẫn xảy ra chủ yếu trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (157 cuộc, chiếm 72,6%); thuộc ngành Dệt may (114 cuộc, chiếm 52,7%) và thuộc vùng kinh tế trọng điểm phía Nam (155 cuộc, chiếm 71,7%).

Theo Ủy ban Quan hệ lao động, nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tranh chấp lao động và đình công là do nhiều doanh nghiệp vẫn gặp khó khăn do tác động của khủng hoảng kinh tế toàn cầu nên chưa bảo đảm được đúng các thỏa thuận với người lao động, việc vi phạm pháp luật lao động vẫn xảy ra, nhất là nợ lương, trả chậm lương, tăng ca, tăng giờ vượt quy định của pháp luật.

Tuy nhiên, hiện tất cả các cuộc đình công đều tự phát, không đúng theo trình tự pháp luật quy định và không do tổ chức công đoàn cơ sở lãnh đạo.

Trao đổi với VnEconomy, Thứ trưởng Bộ Lao động Thương binh và xã hội Phạm Minh Huân cho rằng, tác động của khủng hoảng kinh tế đã ảnh hưởng đến cung - cầu lao động và số cuộc đình công giảm đi là điều tất yếu.

Trong khi doanh nghiệp có kinh nghiệm hơn sau những cuộc đình công tự phát của công nhân,  thì khủng hoảng kinh tế cũng khiến người lao động sợ mất việc hơn là đòi hỏi quyền lợi.

Ngoài ra, năm 2009 là năm nỗ lực triển khai thực hiện các giải pháp theo Chỉ thị số 22-CT/TW và Quyết định số 1129/QĐ-TTg về tăng cường công tác lãnh đạo, chỉ đạo xây dựng quan hệ lao động hài hòa, ổn định và tiến bộ trong doanh nghiệp cũng đã  từng bước hạn chế tranh chấp lao động, ông Huân nói.

(Theo Vũ Quỳnh // Vneconomy)

  • Bơ vơ 4,5 vạn người Việt: Mong Angola sớm ký hiệp định
  • “Gần một nửa số người thất nghiệp từ 15 đến 24 tuổi”
  • Lao động Việt Nam rẻ hay đắt?
  • Kế toán trưởng thất nghiệp hàng loạt
  • “Tìm cửa” sang Angola mưu sinh
  • Lương tối thiểu trong doanh nghiệp sẽ tăng từ 10-15%
  • Ðẩy mạnh việc đưa lao động Việt Nam sang Nhật Bản
  • Lao động mắc bệnh nghề nghiệp: Thiệt đơn, thiệt kép
  • Thuê nhân sự cao cấp người nước ngoài : Bước đệm cần thiết
  • 7 DN được đào tạo nghề cho người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo cơ chế đặt hàng
  • Đầu tư gần 26 nghìn tỷ đồng đào tạo nghề cho lao động nông thôn
  • Chung sức hỗ trợ khởi nghiệp
  • An toàn vệ sinh lao động: Nhiều nguy hiểm tiềm ẩn
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Từ 1-7: Lao động tu nghiệp tại Nhật được làm 120 loại việc
  • Có nên nhập khẩu lao động phổ thông?
  • Xu hướng việc làm năm 2010: Vẫn thiếu tính bền vững
  • Việt Nam đứng trước nguy cơ thiếu việc làm bền vững?
  • Năm 2010, Hàn Quốc sẽ tiếp nhận 12.500 lao động Việt Nam
  • Sử dụng nhân lực cao cấp nước ngoài: Có phải đáp án hay ?
  • Hơn 41.000 tỷ đồng cho dạy nghề từ nay đến năm 2020
  • 4,3 triệu việc làm do doanh nghiệp tư nhân tạo ra
  • Lao động tại doanh nghiệp tư nhân tăng hơn 20% mỗi năm
  • Thị trường lao động Canada: Cửa vào không dễ!
  • Năm 2010 sẽ đào tạo nghề cho gần 2 triệu lao động
  • 1,6 triệu việc làm mới trong năm 2010
  • Xuất khẩu lao động: Tiếp tục thời của thị trường “vàng”?
  • Cung - cầu lao động đang mất cân đối nghiêm trọng
  • Xuất khẩu lao động 2010: "Khai phá" thị trường nào?
  • Nhân sự Việt Nam: Vừa thiếu vừa yếu