Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

An toàn vệ sinh lao động: Nhiều nguy hiểm tiềm ẩn

Chăm sóc bữa ăn cho người LĐ là một trong nhiều cách đảm bảo sức khỏe
Chăm sóc bữa ăn cho người LĐ là một trong
nhiều cách đảm bảo sức khỏe

Người lao động (LĐ) được coi là “chìa khoá” thành công của mỗi DN. Tuy nhiên, trong thực tế không phải DN nào cũng quan tâm tới việc cải thiện môi trường LĐ, khám sức khoẻ định kỳ cũng như các vấn đề liên quan đến sức khoẻ người LĐ. Nằm trong khuôn khổ chương trình quốc gia về ATLĐ, VSLĐ đến năm 2010, VCCI đang có nhiều hoạt động nhằm hỗ trợ các DN trong việc nâng cao nhận thức về ATVSLĐ, trong đó có việc chăm sóc sức khoẻ người LĐ.

Công tác ATLĐ, VSLĐ là chính sách kinh tế lớn của Đảng và Nhà nước, đặc biệt hoạt động y tế cộng đồng, y học LĐ nhằm bảo vệ tốt nhất sức khoẻ của người LĐ...bởi đây là nòng cốt để xây dựng và phát triển kinh tế của đất nước. Trong bộ Luật LĐ, mà cụ thể là chương trình IX đã khẳng định: Người LĐ ở mọi thành phần kinh tế trong xã hội, khi tham gia sản xuất kinh doanh đều được hưởng chế độ chăm sóc sức khoẻ và được đền bù chế độ khi suy giảm sức khoẻ, tai nạn LĐ hay mắc bệnh nghề nghiệp...

Nhiều nguy hiểm tiềm ẩn

Cùng với sự phát triển kinh tế, DN... môi trường LĐ cũng đang bị ô nhiễm nặng nề, đặc biệt là các ô nhiễm như: tiếng ồn, nóng, bụi vượt tiêu chuẩn cho phép tác động không nhỏ đến sức khoẻ người LĐ. Tỷ lệ người mắc bệnh nghề nghiệp trong thời gian gần đây không giảm mà có chiều hướng gia tăng, hệ số tần suất tai nạn LĐ còn khá cao, ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống việc làm của người LĐ cũng như của DN. Trong đó, những bệnh thường gặp với người LĐ trực tiếp sản xuất là: bệnh về đường hô hấp, bệnh cơ xương khớp, bệnh về mắt, bệnh về tai, bệnh về da, bệnh tim mạch... Riêng về bệnh nghề nghiệp thì số người bị mắc bệnh bụi phổi silic ở mức cao nhất, sau đó là bệnh điếc do ồn, bệnh viêm phế quản mãn tính, bệnh sạm da nghề nghiệp...

Trao đổi với DĐDN, một chuyên gia về ATVSLĐ cho biết, bên cạnh sự ô nhiễm về môi trường thì trong tình hình hiện nay, nhiều DN còn lơ là các khâu bảo đảm ATLĐ cho công nhân. Tình trạng DN để người LĐ theo kiểu “sống chết mặc bay” đang là một thực tế. Thậm chí, nhiều DN có đầy đủ cán bộ y tế, phòng y tế... nhưng hoạt động không hiệu quả bởi trang thiết bị quá nghèo nàn và không đảm bảo tính mạng cho người LĐ khi có sự cố xảy ra.

Theo vị chuyên gia này, có rất nhiều lý do khiến cho vấn đề đảm bảo sức khoẻ của người LĐ trong các DN hiện nay còn nhiều bất cập, đó là: sự thiếu vắng hệ thống dịch vụ sức khoẻ LĐ, chưa quán triệt quản lý đối với việc tuân thủ ATLĐ; việc phát triển nhanh, đa dạng của các thành phần kinh tế và sự chuyển dịch các nhóm LĐ nhập cư hay mùa vụ; nhiều DN chưa nghiêm túc thực hiện trách nhiệm với người LĐ; nhận thức hạn chế của DN và người LĐ về vấn đề an toàn...

Lợi cả hai bên

Theo VCCI, một trong những mục tiêu của công tác bảo vệ sức khoẻ cho người LĐ chính là phải đảm bảo công bằng, cần có sự tham gia của cộng đồng, sự phối hợp của liên ngành, tăng cường đầu tư khoa học công nghệ, đẩy mạnh công tác y tế dự phòng... và hơn cả là việc chăm sóc tốt sức khoẻ người LĐ sẽ có lợi cho cả đôi bên là DN và người LĐ.

Cũng theo VCCI, mức độ chi phí chăm sóc sức khoẻ người LĐ tùy thuộc vào mức độ tính chất nặng nhọc, nguy hiểm của nghề nghiệp. Kinh phí đầu tư cho chăm sóc sức khoẻ người LĐ được Nhà nước cấp một phần kết hợp với khoản đóng góp của chủ DN theo quy định của Nhà nước. Có thể hiểu rằng người LĐ bị tiêu phí sức khoẻ trong quá trình LĐ được hưởng các chế độ chăm sóc sức khoẻ, đền bù... để tái tạo sức khỏe phục vụ sản xuất.

Nói về vấn đề này, ông Nguyễn Quang Vinh - Phó Giám đốc Văn phòng DN vì sự phát triển bền vững VCCI cho rằng, khi người LĐ bỏ sức để mang lại sản phẩm, lợi nhuận cho chủ LĐ, cho xã hội... họ đã phải chịu stress, các yếu tố độc hại, nguy hiểm phát sinh trong quá trình sản xuất do vậy mà họ có quyền được hưởng các chế độ chăm sóc.

Thực tế hiện nay, đa số người LĐ không có hiểu biết nhận thức hoặc có nhưng không biết tự bảo vệ chăm sóc  sức khoẻ cho mình và cho mọi người nên tình trạng suy giảm sức khoẻ ngày một gia tăng. Do vậy, theo các chuyên gia ATLĐ, VSLĐ thuộc VCCI rất cần công tác thông tin tuyên truyền, giáo dục về sức khoẻ ATVSLĐ cho đông đảo người LĐ để họ có kiến thức cũng như ý thức hơn trong việc chăm sóc sức khoẻ của mình và cho mọi người. Và chỉ có sự tham gia của cộng đồng mới có thể làm tốt công tác chăm sóc sức khoẻ cho người LĐ.

(Theo Quốc Anh // Diễn đàn doanh nghiệp)

  • Bơ vơ 4,5 vạn người Việt: Mong Angola sớm ký hiệp định
  • “Gần một nửa số người thất nghiệp từ 15 đến 24 tuổi”
  • Lao động Việt Nam rẻ hay đắt?
  • Kế toán trưởng thất nghiệp hàng loạt
  • “Tìm cửa” sang Angola mưu sinh
  • Chính sách tài chính ảnh hưởng quản lý nhân lực
  • Kiểm soát lao động nước ngoài: Bài toán khó giải
  • Tìm cách ngăn chặn lừa đảo xuất khẩu lao động
  • Doanh nghiệp xuất khẩu lao động làm đâu sai đó?
  • Chủ phủi tay, thợ trắng tay
  • Người lao động thiệt đủ bề
  • Ký kết hợp tác hỗ trợ bạn trẻ hội nhập, nghiên cứu
  • Số lao động mất việc giảm dần
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Từ 1-7: Lao động tu nghiệp tại Nhật được làm 120 loại việc
  • Có nên nhập khẩu lao động phổ thông?
  • Xu hướng việc làm năm 2010: Vẫn thiếu tính bền vững
  • Việt Nam đứng trước nguy cơ thiếu việc làm bền vững?
  • Năm 2010, Hàn Quốc sẽ tiếp nhận 12.500 lao động Việt Nam
  • Sử dụng nhân lực cao cấp nước ngoài: Có phải đáp án hay ?
  • Hơn 41.000 tỷ đồng cho dạy nghề từ nay đến năm 2020
  • 4,3 triệu việc làm do doanh nghiệp tư nhân tạo ra
  • Lao động tại doanh nghiệp tư nhân tăng hơn 20% mỗi năm
  • Thị trường lao động Canada: Cửa vào không dễ!
  • Năm 2010 sẽ đào tạo nghề cho gần 2 triệu lao động
  • 1,6 triệu việc làm mới trong năm 2010
  • Xuất khẩu lao động: Tiếp tục thời của thị trường “vàng”?
  • Cung - cầu lao động đang mất cân đối nghiêm trọng
  • Xuất khẩu lao động 2010: "Khai phá" thị trường nào?
  • Nhân sự Việt Nam: Vừa thiếu vừa yếu