Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Thuê nhân sự cao cấp người nước ngoài : Bước đệm cần thiết

Chuyên gia người nước ngoài đang hướng dẫn công nhân chế tác kim cương tại Cty sản xuất và chế tác kim cương (Quảng Ninh)
Chuyên gia người nước ngoài đang hướng dẫn công nhân chế tác kim cương tại Cty sản xuất và chế tác kim cương (Quảng Ninh)

Vừa qua, báo DĐDN đã có bài viết “Thuê nhân sự cao cấp người nước ngoài – Nhu cầu tự thân”. Chúng tôi đã nhận được rất nhiều đồng tình từ phía DN, doanh nhân trên cả nước.  Báo DĐDN tiếp tục giới thiệu bài viết của doanh nhân Cao Tiến Vị - Chủ tịch Hội Doanh nhân Trẻ TP HCM.

Tại VN với mức độ phát triển rất nhanh thì việc đào tạo nguồn lực chưa theo kịp, nhất là chuyên môn và quản lý cấp cao, do đó việc sử dụng lao động nước ngoài trong lĩnh vực này là cần thiết. Theo tôi đây là việc cần sử dụng khi chúng ta đang thiếu để cân bằng cho sự phát triển.

Bài toán về văn hóa và ngôn ngữ

Tuy nhiên, khi sử dụng, vấn đề phát sinh sẽ là ngôn ngữ và văn hoá, sẽ là những trở ngại lớn mà các DN sử dụng gặp khó khăn nhất, ngoài khoản chi phí. Nếu nhân lực giao tiếp bằng tiếng Anh, Hoa sẽ là thuận lợi và DN phải có nền tảng hệ thống quản trị, có nguồn lực VN giỏi để tiếp nhận và lĩnh hội các kiến thức, sự thành công phần lớn sẽ rơi vào lĩnh vực chuyên môn. Trong giai đoạn hiện nay, việc sử dụng hay không do nhu cầu của DN quyết định vì cuối cùng vẫn là chi phí và hiệu quả. Mà trong đó, muốn thành công thì DN giải quyết triệt để bài toán về văn hóa và ngôn ngữ. Hiện nay nguồn lực phù hợp nhất vẫn là từ các nước Châu Á vì dồi dào, dễ thích nghi, chi phí hợp lý nên việc tuyển dụng hiện cũng khá dễ dàng... Nguồn nhân lực cấp cao này cũng có thể từ Việt kiều trên toàn thế giới. Đây cũng là việc cần khuyến khích để đóng góp cho đất nước mà các nước trong khu vực đã áp dụng chính sách thu hút nhân tài về phục vụ quốc gia rất thành công.

Thực tế, tại Cty CP giấy Sài Gòn mà tôi trực tiếp làm Chủ tịch HĐQT cũng đã sử dụng hai chuyên gia ngành giấy từ Đức và Malaysia có nhiều kinh nghiệm để làm việc cho phát triển dự án, kỹ thuật từ nhiều năm qua. Tuy có khó khăn nhất định ban đầu như thủ tục, giao tiếp, phương pháp làm việc... nhưng qua thời gian mọi việc cũng được cải thiện và đang phát huy tốt về chuyên môn của họ.

Hơn thế, nguồn nhân lực giỏi bằng những sáng kiến và kinh nghiệm làm việc từ các công ty đa quốc gia, tập đoàn kinh tế lớn của nước ngoài sẽ giúp các DN nhanh chóng vượt qua khó khăn này. Điều này thấy rõ được từ rất nhiều DN của TP HCM và các vùng lân cận như Bình Dương, Đồng Nai, Bà Rịa – Vũng Tàu... Trong đó, các DN tiêu biểu, đã từng có thời gian lâu dài sử dụng nguồn nhân lực cao cấp là người nước ngoài như Vinamit, Tập đoàn Tân Hiệp Phát, Đồng Tâm...

Học từ nhân lực nước ngoài

Thực tế, trước tình hình xuất khẩu đang gặp nhiều khó khăn, phần lớn các DN trong nước đang tập trung nguồn lực để chinh phục thị trường nội địa, vốn lâu nay bị “bỏ quên”. Đây là xu hướng tất yếu để DN duy trì sản xuất và phát triển ổn định. Theo tôi, khi DN đã có một nguồn nhân lực cao cấp, ổn định đang làm việc thì bằng kinh nghiệm thực tế sẽ giúp cho việc chinh phục nội địa trở nên dễ dàng hơn và đây là cơ hội tốt để các DN vượt qua khó khăn.

Chính nguồn nhân lực cao cấp đến từ các tập đoàn đa quốc gia với các hoạt động cụ thể sẽ tạo ra những cái nhìn mới, cụ thể hơn cho việc đầu tư nâng cấp và đẩy mạnh đào tạo nguồn nhân lực mới trong các trường chuyên nghiệp.
Tuy nhiên, khi các DN trong tay có được một nguồn nhân lực thì cần tạo điều kiện để nhân lực tại DN được tiếp cận và đây chính là cơ hội được học hỏi, đào tạo lẫn nhau. Từ nguồn nhân lực cá nhân kết hợp được sẽ tạo nên sức mạnh tổng lực của một DN. Trong đó, DN sẽ tận dụng được triệt để nguồn nhân lực này với các khoản kinh phí đã bỏ ra để tuyển dụng nhân lực cao cấp đó và chắc chắn ngoài hiệu quả từ công việc mang lại thì là cơ hội tạo thêm nguồn nhân lực mới. Đây cũng là cơ hội để chính DN lôi kéo thêm nhân lực cao cấp từ các tập đoàn, Cty khác. Trong những năm gần đây sự gắn kết giữa nhà trường với các DN đã có bước phát triển rõ rệt nhưng vẫn chưa định hình được rõ ràng giữa nhu cầu thực tế và cách thức đào tạo sao cho phù hợp nhất. Chính nguồn nhân lực cao cấp đến từ các tập đoàn đa quốc gia với các hoạt động cụ thể sẽ tạo ra những cái nhìn mới, cụ thể hơn cho việc đầu tư nâng cấp và đẩy mạnh đào tạo nguồn nhân lực mới trong các trường chuyên nghiệp.

Ngoài ra, việc kết hợp chặt chẽ giữa các nguồn nhân lực sẽ là một trong những điểm cần của các DN VN để sẵn sàng vươn dậy sau khủng hoảng. Thực tế, trong xu hướng DN VN đang hướng đến việc chinh phục được khách hàng “nội” thì ngoài chất lượng sản phẩm thì nguồn nhân lực là yếu tố quan trọng hai. Tuy nhiên, đã có cả một quá trình lâu dài người tiêu dùng “ngại” dùng hàng Việt và đã dẫn đến tình trạng “sính ngoại”. Để khắc phục điều này không ai khác mà chính là các DN và đội ngũ quản lý phải biết cách nhìn nhân tạo ra các sản phẩm sao cho phù hợp.

Để phát triển nhân lực trong nước

Một điểm dễ dàng nhận biết, tại các DN trong nước ngoài việc đầu tư dây chuyền, công nghệ tiên tiến thì việc sử dụng nguồn nhân lực cao cấp là người nước ngoài thì sẽ tạo được thương hiệu tốt hơn và người tiêu dùng cũng sẽ tin tưởng hơn vào chính sản phẩm mà DN trong nước sản xuất. Nhất là tình trạng suy thoái kinh tế thế giới đã có dấu hiệu hồi phục. Tại VN hiện cũng đã có những chuyển biến tốt, tốc độ tăng trưởng khả quan. Niềm tin của người tiêu dùng và khả năng sử dụng hàng hóa tăng trở lại DN VN phải có đủ nguồn năng lực để chớp lấy thời cơ “vàng” này ngay từ khi nhìn nhận thấy sự lạc quan của nền kinh tế. Chính vì thế, thời điểm hiện nay được coi là cơ hội vàng để tìm kiếm những nhân lực cấp cao quốc tế, bổ sung cho lượng chất xám đang rất thiếu ở VN.

Tuy vậy, theo tôi, nhân lực nước ngoài nên được coi là “bước đệm” để phát triển nguồn nhân lực cao cấp trong nước. Nhưng để làm được điều này, trước hết các trường đào tạo cần “nâng cấp” mình. Hãy đào tạo theo nhu cầu của thị trường lao động chứ không đào tạo như hiện nay, mang danh là chủ yếu, các DN đa số phải đào tạo lại.

(Theo Diễn đàn doanh nghiệp)

  • Bơ vơ 4,5 vạn người Việt: Mong Angola sớm ký hiệp định
  • “Gần một nửa số người thất nghiệp từ 15 đến 24 tuổi”
  • Lao động Việt Nam rẻ hay đắt?
  • Kế toán trưởng thất nghiệp hàng loạt
  • “Tìm cửa” sang Angola mưu sinh
  • 7 DN được đào tạo nghề cho người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo cơ chế đặt hàng
  • Đầu tư gần 26 nghìn tỷ đồng đào tạo nghề cho lao động nông thôn
  • Chung sức hỗ trợ khởi nghiệp
  • An toàn vệ sinh lao động: Nhiều nguy hiểm tiềm ẩn
  • Chính sách tài chính ảnh hưởng quản lý nhân lực
  • Kiểm soát lao động nước ngoài: Bài toán khó giải
  • Tìm cách ngăn chặn lừa đảo xuất khẩu lao động
  • Doanh nghiệp xuất khẩu lao động làm đâu sai đó?
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Từ 1-7: Lao động tu nghiệp tại Nhật được làm 120 loại việc
  • Có nên nhập khẩu lao động phổ thông?
  • Xu hướng việc làm năm 2010: Vẫn thiếu tính bền vững
  • Việt Nam đứng trước nguy cơ thiếu việc làm bền vững?
  • Năm 2010, Hàn Quốc sẽ tiếp nhận 12.500 lao động Việt Nam
  • Sử dụng nhân lực cao cấp nước ngoài: Có phải đáp án hay ?
  • Hơn 41.000 tỷ đồng cho dạy nghề từ nay đến năm 2020
  • 4,3 triệu việc làm do doanh nghiệp tư nhân tạo ra
  • Lao động tại doanh nghiệp tư nhân tăng hơn 20% mỗi năm
  • Thị trường lao động Canada: Cửa vào không dễ!
  • Năm 2010 sẽ đào tạo nghề cho gần 2 triệu lao động
  • 1,6 triệu việc làm mới trong năm 2010
  • Xuất khẩu lao động: Tiếp tục thời của thị trường “vàng”?
  • Cung - cầu lao động đang mất cân đối nghiêm trọng
  • Xuất khẩu lao động 2010: "Khai phá" thị trường nào?
  • Nhân sự Việt Nam: Vừa thiếu vừa yếu