Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Nguồn nhân lực chất lượng cao: Sẽ "nóng" khi kinh tế phục hồi

Tìm nguồn nhân lực cao luôn là bài toán đối với các DN

Tìm nguồn nhân lực cao luôn là bài toán đối với các DN

Ngành tài chính, ngân hàng vốn đã trải qua một cuộc “đại khủng hoảng thiếu nhân sự” cách đây 2 năm nhưng thời gian gần đây lại ngược trở lại. Đâu là nguyên nhân? DĐDN có cuộc trao đổi với PGS TS Nguyễn Thị Mùi - GĐ Trường đào tạo & phát triển nguồn nhân lực, VietinBank xung quanh vấn đề này.


Bà Mùi cho rằng, trong bối cảnh khó khăn chung của nền kinh tế, cạnh tranh trong các DN nói chung, DN ngân hàng nói riêng rất gay gắt, các ngân hàng cũng nhận thức rõ rằng: yếu tố quyết định thắng bại hiện nay chính là chất lượng nguồn nhân lực, nên họ thực sự chú ý đến vấn đề này. Song do xuất phát điểm của nhiều ngân hàng thương mại VN còn thấp nên rất thiếu các chuyên gia giỏi ở các vị trí. Vì thế nguồn nhân lực chất lượng cao sẽ tiếp tục là vấn đề nóng khi nền kinh tế phục hồi.
 

- Thực tế hiện nay, hàng năm lượng sinh viên ngành tài chính ngân hàng được đào tạo mới ra trường không phải ít, nhưng sinh viên đáp ứng được nhu cầu tuyển dụng của các NH lại không nhiều. Theo bà nguyên nhân do đâu ?


Vì nhiều lý do, sinh viên của các trường đại học ra trường chưa đáp ứng được yêu cầu của DN – đơn vị sử dụng lao động. Nhiều NH cho rằng sinh viên tốt nghiệp đại học ra trường đều yếu về thực hành, đào tạo chưa đáp ứng được yêu cầu xã hội. Trái lại, có không ít ý kiến của các cơ sở đào tạo đại học lại cho rằng: đào tạo cử nhân là đào tạo sản phẩm lõi, sản phẩm cơ bản. Khi sử dụng “sản phẩm” này ở vị trí nào, cần lắp ráp thêm bao nhiêu chi tiết... để phù hợp với vị trí công việc là tuỳ thuộc ở nơi sử dụng lao động. Do vậy, trách nhiệm bồi dưỡng sau tuyển dụng của các đơn vị sử dụng lao động là một phần tất yếu của quá trình đào tạo. 


Những ý kiến này rất cần tiếp tục được xem xét. Song thực tế cho thấy: độ vênh lớn giữa sản phẩm được đào tạo và yêu cầu sử dụng nguồn nhân lực. Nguyên nhân cơ bản của độ vênh này là chưa có cơ chế để gắn kết lợi ích cũng như nghĩa vụ của cơ sở đào tạo với DN.


 - Trong thời gian gần đây, một số DN đã thành lập các trung tâm đào tạo. Tuy nhiên, theo nhiều chuyên gia điều này dễ dẫn đến tình trạng loạn trung tâm đào tạo ?
 

Như tôi vừa nói, vì nhiều lý do mà sinh viên của các cơ sở đào tạo ra trường chưa đáp ứng được yêu cầu của DN – đơn vị sử dụng lao động. Vì vậy, cách đây hàng chục năm, được phép của bộ chủ quản, các trung tâm, trường đào tạo của các ngân hàng ra đời. Nhiệm vụ chính của các trung tâm đào tạo nguồn nhân lực của DN, ngân hàng là cập nhật kiến thức, đào tạo lại, đào tạo nâng cao và chuyên sâu cho người lao động của chính DN theo định kỳ. Chính sự đóng góp của các trung tâm đào tạo này, mà các DN coi đó là bộ phận không thể thiếu được trong mô hình tổ chức của mỗi DN trong cơ chế thị trường.


Bên cạnh các trung tâm đào tạo, thời gian qua đã có một số một số DN được phép của Bộ Giáo dục và Đào tạo thành lập trường đại học để đào tạo nguồn nhân lực trước hết là cho họ, sau đó là cho xã hội. Ví dụ như Đại học FPT, Đại học Điện lực, Đại học Dầu khí... Thiết nghĩ đây là việc làm rất cần thiết, bởi các tập đoàn lớn cũng như các ngân hàng lớn ở nước ngoài, mô hình trường trong DN đã có từ lâu và rất phát triển.


Bên cạnh đó, cần phân biệt đào tạo theo hệ thống bằng cấp của nhà nước với các trường đào tạo lại cán bộ cho ngành. Đối với các cơ sở đào tạo theo hệ thống bằng cấp phải chịu sự quản lý của nhà nước từ tổ chức thi đầu vào, chương trình đào tạo và kết quả đầu ra như các trường đại học đang tồn tại. Còn đối với các trung tâm đào tạo đang làm nhiệm vụ đào tạo lại, ngoài việc cập nhật kiến thức cho người lao động, thì ai có nhu cầu cập nhật kiến thức, đào tạo lại đều có thể tham gia dự các khoá học này.

Còn việc có nhiều trung tâm hay không thì theo tôi quan trọng là hành lang pháp lý và giám sát chặt chẽ của cơ quan quản lý nhà nước, bộ chủ quản và của chính cơ sở đào tạo để các cơ sở này thực hiện theo đúng pháp luật. 


- Hiện nhiều ngân hàng VN “trải thảm đỏ” để đón chất xám của thế giới. Theo bà, đây có phải là biện pháp khả thi ?


Theo tôi, việc thuê các chuyên gia giỏi của thế giới vào làm việc tại các ngân hàng VN phải được coi là giải pháp quan trọng. Bởi họ không chỉ giúp quản lý, điều hành hiệu quả hơn, mà chúng ta còn học tập được từ chính họ phong cách làm việc, kiến thức quản lý... những kiến thức này không phải có tiền đã “mua” được từ các cơ sở đào tạo, kể cả cơ sở đào tạo ngoài nước.


Ngoài ra, theo tôi còn cần những giải pháp từ nhiều phía: Nhà nước (về cơ chế chính sách), các cơ sở đào tạo và nơi sử dụng nguồn nhân lực để đưa ra một “sản phẩm” nhân lực có chất lượng.


- Xin cảm ơn bà !

Theo Phương Thảo - Báo Diễn đàn doanh nghiệp )

  • Bơ vơ 4,5 vạn người Việt: Mong Angola sớm ký hiệp định
  • “Gần một nửa số người thất nghiệp từ 15 đến 24 tuổi”
  • Lao động Việt Nam rẻ hay đắt?
  • Kế toán trưởng thất nghiệp hàng loạt
  • “Tìm cửa” sang Angola mưu sinh
  • Bình Dương xây dựng quy hoạch dạy nghề
  • Tại sao “vênh” số người thất nghiệp trong năm 2009?
  • Nghịch lý thiếu – thừa
  • Hơn 20.000 lao động đi làm việc ở nước ngoài trong quý 1
  • Xuất khẩu lao động sang Nga: Cẩn trọng với những “doanh nghiệp một ngày”
  • Thêm một "liều thuốc" kích cầu
  • Thẩm định kỹ hợp đồng cung ứng lao động
  • Nghịch lý nhân lực thời suy thoái kinh tế
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Từ 1-7: Lao động tu nghiệp tại Nhật được làm 120 loại việc
  • Có nên nhập khẩu lao động phổ thông?
  • Xu hướng việc làm năm 2010: Vẫn thiếu tính bền vững
  • Việt Nam đứng trước nguy cơ thiếu việc làm bền vững?
  • Năm 2010, Hàn Quốc sẽ tiếp nhận 12.500 lao động Việt Nam
  • Sử dụng nhân lực cao cấp nước ngoài: Có phải đáp án hay ?
  • Hơn 41.000 tỷ đồng cho dạy nghề từ nay đến năm 2020
  • 4,3 triệu việc làm do doanh nghiệp tư nhân tạo ra
  • Lao động tại doanh nghiệp tư nhân tăng hơn 20% mỗi năm
  • Thị trường lao động Canada: Cửa vào không dễ!
  • Năm 2010 sẽ đào tạo nghề cho gần 2 triệu lao động
  • 1,6 triệu việc làm mới trong năm 2010
  • Xuất khẩu lao động: Tiếp tục thời của thị trường “vàng”?
  • Cung - cầu lao động đang mất cân đối nghiêm trọng
  • Xuất khẩu lao động 2010: "Khai phá" thị trường nào?
  • Nhân sự Việt Nam: Vừa thiếu vừa yếu