Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Thị trường lao động: Nghịch lý cung cầu!

Người lao động tìm hiểu trước khi nộp hồ sơ xin việc làm

Ông Trần Anh Tuấn - Phó Giám đốc Trung tâm dự báo nhu cầu nhân lực và thông tin thị trường LĐ TP HCM  (TTDBNCNL& TTTTLĐ TP HCM) cho biết: Theo khảo sát trong 6 tháng đầu năm của trung tâm thì trong khi thị trường lao động đang cần nhiều nhất là lực lượng lao động rành nghề, lao động thực hành thì nguồn cung lại thiếu lực lượng này, nhưng lại quá dư thừa lực lượng lao động có trình độ lý thuyết cao.

Cụ thể: Thị trường cần 9.116 lao động sơ cấp nghề, nhưng nguồn cung chỉ đáp ứng 852 người; Cần 1.979 lao động là công nhân kỹ thuật lành nghê, nhưng cung chỉ có 1281; Cần số lao động tốt nghiệp trung cấp nghề đến 15.885, nhưng cung chỉ đáp ứng 9.062 người. Ngược lại, thị trường chỉ cần khoảng 10.632 lao động tốt nghiệp đại học thì nguồn cung lại có đến 16.243 người.

Theo ông Trần Anh Tuấn, trong khi đa số DN cần tuyển dụng nguồn nhân lực có trình độ chuyên môn kỹ thuật, nguồn lao động phổ thông thì một lượng lớn lao động chưa đáp ứng được nhu cầu. “Cái mà DN cần là lao động thạo nghề chứ không phải trình độ lý thuyết cao”. Trao đổi với phóng viên Diễn đàn Doanh nghiệp, bà Trương Tứ Muối - Giám đốc Trung tâm phát triển kinh tế Chợ Lớn cho biết: Thời điểm này hầu như DN nào cũng cần tuyển thêm lao động do đã bước vào mùa cao điểm của sản xuất kinh doanh. Tuy nhiên, hầu hết các ứng viên giỏi lý thuyết mà yếu thực hành, làm cho các DN rất khó tuyển. Bà Muối khuyên các ứng viên tìm việc làm là dù cho DN tuyển lao động của ngành nghề nào đi nữa, thì những lao động giỏi thực hành vẫn luôn được ưu tiên hàng đầu.  Bà Lâm Bội Linh - Hiệu trưởng Trường Hoa Văn TP.HCM cho biết thêm: DN rất khó tìm được lao động phù hợp, phải tuyển qua nhiều vòng. Ví dụ tại Trường Hoa Văn TP HCM: Đầu tiên là xem hồ sơ, thấy hồ sơ đủ điều kiện mới liên hệ, kiểm tra kiến thức bằng phỏng vấn, cuối cùng là làm thử việc khoảng 2 tháng. Bà Linh cho biết, cái yếu nhất của người xin việc là kém tự tin, thể hiện qua cách dễ dàng bằng lòng với các điều kiện mà chủ DN yêu cầu dù chưa thoả đáng. Nhiều người tìm việc còn chưa định hướng rõ nghề nghiệp, đồng thời xin việc ở nhiều nơi và có tâm lý “làm thử”.

Một DN dệt may cho biết, nhiều người lao động cứ nghĩ không cần học hành gì vẫn cứ làm thợ may được, đây là suy nghĩ sai lầm. Nếu không có chuyên môn gì thì vẫn có thể làm thợ may được, nhưng chỉ làm ở những DN mới thành lập, lương rất thấp. Còn muốn vào làm việc ở các DN lớn, uy tín lâu dài, lương khá cao, có đầy đủ chế độ lao động... thì phải lành nghề.

Theo dự báo của TTDBNCNL và TTTTLĐ TP HCM, trong 6 tháng cuối năm 2010, nhu cầu cần lao động lành nghề từ sơ cấp đến trung cấp tại TP này chiếm khoảng 80% trong tổng số khoảng trên 170.000 việc làm mới.

Ông Trần Anh Tuấn nêu một nghịch lý khác là mức lương yêu cầu của người lao động thường cao hơn khoảng 30- 40% khả năng mức lương rao tuyển của DN. Cụ thể, trên 50% người tìm việc làm bậc đại học có kinh nghiệm từ 1 năm trở lên yêu cầu mức lương trên 5 triệu đồng/tháng, thì hầu hết các DN lại chỉ trả mức lương trung bình khoảng 3 triệu đồng/tháng. Còn lao động phổ thông, sơ cấp nghề thì mong muốn mức lương trên 2 triệu/tháng – 3 triệu/tháng trở lên, trong khi mức lương rao tuyển bình quân chung của trình độ này là dưới  2 triệu/tháng.

Theo TTDBNCNL và TTTTLĐ TP HCM, thị trường lao động thành phố trong quý II đã ổn định hơn so với quý 1 /2010. Chỉ số cầu nhân lực quý 2/2010 giảm 28,05% so với quý 1, đa số các DN tạm ổn định về nhân sự. Vào quý 2 nhiều DN đã thay đổi chính sách nhân lực, tiền lương. Trong quý 2, những ngành nghề có nhu cầu tuyển dụng lao động cao nhất là ngành nghề Dệt - May - Giày da (12,52%), Marketing -  Nhân viên Kinh doanh (12,01%), Nhựa – Bao bì (10,54%), Dịch vụ và phục vụ (7,17%), Cơ khí - Luyện kim (6,56%), Điện tử - viễn thông(6,02%), Giao thông-Vận tải-Thủy lợi (6,15%), Bán hàng (5,43%), Công nghệ thông tin (2,37%). Ngành Kế toán – Kiểm toán – Tài Chính – Ngân hàng.

(Theo Phạm Nguyễn // Diễn đàn doanh nghiệp)

  • Bơ vơ 4,5 vạn người Việt: Mong Angola sớm ký hiệp định
  • “Gần một nửa số người thất nghiệp từ 15 đến 24 tuổi”
  • Lao động Việt Nam rẻ hay đắt?
  • Kế toán trưởng thất nghiệp hàng loạt
  • “Tìm cửa” sang Angola mưu sinh
  • Cơ chế đối thoại 3 bên: Loay hoay tìm tiếng nói chung
  • Giữ chân lao động bằng nhà ở
  • Doanh nghiệp xuất khẩu lao động: Khó khăn trong vay vốn, ký quỹ
  • Nghịch lý lao động-việc làm tại TP Hồ Chí Minh
  • Thị trường lao động TP Hồ Chí Minh sôi động
  • Việt Nam đối mặt nhiều thách thức về dân số
  • VAMAS đào tạo lao động Việt Nam xuất khẩu
  • Doanh nghiệp xuất khẩu lao động sang Nhật sẽ gặp khó?
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Từ 1-7: Lao động tu nghiệp tại Nhật được làm 120 loại việc
  • Có nên nhập khẩu lao động phổ thông?
  • Xu hướng việc làm năm 2010: Vẫn thiếu tính bền vững
  • Việt Nam đứng trước nguy cơ thiếu việc làm bền vững?
  • Năm 2010, Hàn Quốc sẽ tiếp nhận 12.500 lao động Việt Nam
  • Sử dụng nhân lực cao cấp nước ngoài: Có phải đáp án hay ?
  • Hơn 41.000 tỷ đồng cho dạy nghề từ nay đến năm 2020
  • 4,3 triệu việc làm do doanh nghiệp tư nhân tạo ra
  • Lao động tại doanh nghiệp tư nhân tăng hơn 20% mỗi năm
  • Thị trường lao động Canada: Cửa vào không dễ!
  • Năm 2010 sẽ đào tạo nghề cho gần 2 triệu lao động
  • 1,6 triệu việc làm mới trong năm 2010
  • Xuất khẩu lao động: Tiếp tục thời của thị trường “vàng”?
  • Cung - cầu lao động đang mất cân đối nghiêm trọng
  • Xuất khẩu lao động 2010: "Khai phá" thị trường nào?
  • Nhân sự Việt Nam: Vừa thiếu vừa yếu