Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Thị trường xuất khẩu lao động: Chỉ tiêu chưa đáp ứng nhu cầu tuyển dụng

Hiện nay, nhiều công ty xuất khẩu lao động bắt đầu nhận được những đơn hàng tuyển dụng hàng nghìn nhân công lao động.  Tuy nhiên, theo Phó Cục trưỏng Cục Quản lý lao động ngoài nước Đào Công Hải, dù nhu cầu lớn nhưng doanh nghiệp lại không thể tuyển đủ chỉ tiêu do yêu cầu tuyển dụng ngày càng khắt khe.

Theo ông Nguyễn Xuân Tạo, Phó trưởng phòng Quản lý lao động (Cục Quản lý lao động ngoài nước), nền kinh tế thế giới đang có dấu hiệu phục hồi, do đó nhu cầu tiếp nhận lao động của nhiều thị trường cũng tăng trở lại. Số lao động phải về nước trước thời hạn gần đây đã giảm nhiều so với những tháng đầu năm.

Nhu cầu tuyển dụng tăng mạnh

Ông Nguyễn Xuân Tạo cho biết: Malaysia là thị trường rất phù hợp với trình độ lao động của nước ta, hiện công việc đang rất sẵn với mức lương khoảng 3,5 - 4 triệu đồng/tháng. Thị trường Đài Loan (Trung Quốc) cũng bắt đầu có dấu hiệu hồi phục khi mỗi tháng có hơn 2.000 người được cấp visa sang làm việc. Thị trường Trung Đông tiếp tục ổn định, do giá dầu đang tăng nên các dự án  xây dựng cũng bắt đầu tăng. Cũng theo ông Tạo, trong số các đơn hàng tuyển dụng từ những thị trường trên thì các đơn hàng tuyển dụng lao động trong ngành xây dựng chiếm số lượng rất lớn.

Còn theo ông Nguyễn Xuân Vui, Giám đốc Công ty xuất khẩu lao động Airseco cho biết, mỗi quý trung bình công ty tuyển dụng 3.000 lao động ngành xây dựng đi làm việc tại các nước Trung Đông và một số nước khác. Một số công ty xuất khẩu lao động lớn như Công ty cổ phần Tiến bộ quốc tế AIC cũng có nhu cầu tuyển dụng khoảng 2.000 lao động/quý, Công ty Xuất khẩu lao động - Thương mại - Du lịch Sovilaco khoảng 500 - 1.000 lao động/quý... Ngoài ra, hiện nay AIC còn đang tuyển dụng 4.000 lao động sang Các Tiểu vương quốc Arập Thống nhất (UAE) làm bảo vệ, vệ sĩ tại các hoàng cung, với mức lương từ 500 - 600 USD/tháng.

Tại Công ty Cổ phần Hợp tác lao động nước ngoài LOD, từ tháng 6 đến nay cũng liên tục có những đơn hàng lớn tuyển lao động ngành xây dựng tại Dubai, UAE với mức lương từ 5-7 triệu đồng; thợ hàn 3G, 6G đi làm việc tại Trung Đông, lương từ 320-500 USD/tháng; lao động giúp việc ở Ma Cao, Đài Loan, lương 6-7 triệu đồng/tháng. Công ty cũng có nhiều đơn hàng tuyển lao động tay nghề cao, lương hấp dẫn như: thợ cơ khí, thợ may công nghiệp đi làm việc tại Đông Âu, lương từ 500-1.000 USD/tháng, thợ làm bánh mì, đầu bếp làm việc tại Australia, lương 39- 43 nghìn đô la Úc/năm…

Yêu cầu trình độ cao

Phó Cục trưởng Cục Quản lý lao động ngoài nước Đào Công Hải cho biết, dù nhu cầu tuyển dụng là rất lớn nhưng doanh nghiệp trong nước lại không thể tuyển đủ lao động. Nguyên nhân do bên cạnh tâm lý e ngại đi xuất khẩu lao động từ cuộc khủng hoảng kinh tế thời gian qua tác động, hiện nay, yêu cầu tuyển dụng của các thị trường cũng khắt khe hơn rất nhiều.

Đơn cử như trường hợp tuyển vệ sĩ của công ty AIC. “Công ty đã bắt đầu tuyển lao động cho đơn hàng 4.000 vệ sĩ từ mấy tháng nay mà vẫn không đủ, vì đa phần lao động không đáp ứng tiêu chuẩn của phía bạn”, ông Nguyễn Tiến Dũng, Trưởng phòng Trung Đông công ty AIC lo lắng. Phía UAE còn cử người sang Việt Nam để kiểm tra các bài tập thực hành của lao động, nên số lao động đáp ứng được rất ít. Với nhóm lao động kỹ thuật cao, sau khi được tuyển dụng, phía chủ đều phải đào tạo lại trong vài tháng trước khi bố trí công việc chính.

Do vậy, để tạo nguồn lao động, rất nhiều doanh nghiệp đã chọn giải pháp tự nâng cao việc đào tạo lao động. Mới đây nhất, Công ty Cổ phần Cung ứng Nhân lực Quốc tế và Thương mại Sông Đà (SIMCO) đã ký thoả thuận với Học viện công nghệ Bắc Alberta Canada (NAIT) hợp tác xây dựng một trường NAIT tại Hà Nội. Ông Chu Minh Tuấn, Chủ tịch HĐQT Simco cho biết, học sinh sẽ được đào tạo bằng tiếng Anh theo đúng chương trình, phương pháp bảo đảm chất lượng như tại Canada. Bằng tốt nghiệp của trường sẽ được các nước Bắc Mỹ, châu Âu công nhận. Giai đoạn đầu hai bên sẽ hợp tác đào tạo các ngành như cơ khí, hàn, điện, công nghệ thông tin, khách sạn nhà hàng, quản trị kinh doanh. “Việc hợp tác này là giải pháp tốt nhất cho việc tạo nguồn lao động chất lượng cao cho công ty trong tương lai”, ông Tuấn khẳng định.

 TS Nguyễn Tiến  Dũng, Tổng Cục trưởng Tổng Cục dạy nghề cũng cho biết, Tổng Cục đang nghiên cứu và chuẩn bị Đề án đổi mới về dạy nghề để trình Chính phủ. Trong đó sẽ thiết kế những chương trình đào tạo tiếp cận trình độ thế giới, đạt trình độ khu vực và một số nghề đào tạo theo chuẩn quốc tế.

Theo Cục Quản lý lao động ngoài nước, sáu tháng đầu năm 2009, cả nước đã đưa được hơn 33.400 lao động đi làm việc ở nước ngoài. Trong đó, Đài Loan (Trung Quốc) là thị trường tiếp nhận nhiều lao động Việt Nam nhất với gần 8.800 người; tiếp đến là Hàn Quốc gần 4.300; Nhật Bản gần 2.700; UAE 2.650…

(Theo Thanh Hải // Báo Nhân dân điện tử)

  • Bơ vơ 4,5 vạn người Việt: Mong Angola sớm ký hiệp định
  • “Gần một nửa số người thất nghiệp từ 15 đến 24 tuổi”
  • Lao động Việt Nam rẻ hay đắt?
  • Kế toán trưởng thất nghiệp hàng loạt
  • “Tìm cửa” sang Angola mưu sinh
  • Giải bài toán lao động nước ngoài nhập cư
  • Lao động chất lượng cao: Báo động trong vòng 5 năm tới
  • Xuất khẩu lao động: Tăng cơ hội, giảm chi phí
  • Giải pháp khắc phục 6 tồn tại trong xuất khẩu lao động
  • Giới chủ lên tiếng về lương!
  • Gần 500 nghìn lao động đi làm việc ở nước ngoài
  • Khó tuyển lao động phổ thông
  • Thiếu trầm trọng nhân lực ngành dược
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Từ 1-7: Lao động tu nghiệp tại Nhật được làm 120 loại việc
  • Có nên nhập khẩu lao động phổ thông?
  • Xu hướng việc làm năm 2010: Vẫn thiếu tính bền vững
  • Việt Nam đứng trước nguy cơ thiếu việc làm bền vững?
  • Năm 2010, Hàn Quốc sẽ tiếp nhận 12.500 lao động Việt Nam
  • Sử dụng nhân lực cao cấp nước ngoài: Có phải đáp án hay ?
  • Hơn 41.000 tỷ đồng cho dạy nghề từ nay đến năm 2020
  • 4,3 triệu việc làm do doanh nghiệp tư nhân tạo ra
  • Lao động tại doanh nghiệp tư nhân tăng hơn 20% mỗi năm
  • Thị trường lao động Canada: Cửa vào không dễ!
  • Năm 2010 sẽ đào tạo nghề cho gần 2 triệu lao động
  • 1,6 triệu việc làm mới trong năm 2010
  • Xuất khẩu lao động: Tiếp tục thời của thị trường “vàng”?
  • Cung - cầu lao động đang mất cân đối nghiêm trọng
  • Xuất khẩu lao động 2010: "Khai phá" thị trường nào?
  • Nhân sự Việt Nam: Vừa thiếu vừa yếu