Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

10 sự kiện thông tin-truyền thông nổi bật năm 2010

Tại lễ công bố 10 sự kiện nổi bật trong lĩnh vực thông tin-truyền thông (TTTT) năm 2010 vừa diễn ra, Thứ trưởng Bộ TTTT Trần Đức Lai khẳng định ngành công nghệ thông tin - truyền thông sẽ tiếp tục duy trì mức tăng trưởng 2 con số.

Ảnh minh họa

Sự kiện quan trọng nhất của ngành TTTT trong năm qua là việc Đề án “Đưa Việt Nam sớm trở thành nước mạnh về công nghệ thông tin – truyền thông” được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Đề án này sẽ tạo bước đột phá quan trọng trong việc đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, tập trung phát triển nguồn nhân lực, công nghiệp, hạ tầng viễn thông băng rộng, phổ cập tin học… Sự kiện Quốc hội thông qua Luật Bưu chính và Chương trình mục tiêu quốc gia “Đưa thông tin về cơ sở khu vực miền núi, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo” đứng thứ hai.

Cũng do Quốc hội thông qua, Chương trình mục tiêu quốc gia “Đưa thông tin về cơ sở khu vực miền núi,, vùng sâu, vùng xa, biên giới hải đảo là sự kiện quan trọng thứ ba của ngành trong năm 2010. Bộ Thông tin và Truyền thông cũng nhấn mạnh đến việc doanh nghiệp viễn thông đã trở thành các doanh nghiệp đứng hàng đầu Việt Nam về nộp thuế và đây là sự kiện thứ 4. Trong đó, doanh nghiệp nộp thuế thu nhập lớn nhất Việt Nam là MobiFone với gần 6.000 tỷ đồng, kế đó là Tập đoàn Viễn thông quân đội Viettel. Đứng ở vị trí thứ 5 là việc tăng cường quản lý hoạt động kinh doanh Internet, Game online. Đây là động thái cần thiết từ phía cơ quan quản lý và được xã hội hết sức đồng tình.

5 sự kiện quan trọng khác đứng ở nửa sau của "bảng xếp hạng" bao gồm: An toàn thông tin trở thành vấn đề cấp thiết, sống còn với các tổ chức, doanh nghiệp; Hội chợ sách quốc tế quy mô lớn nhất từ trước đến nay; Lần đầu tiên Cộng đồng ASEAN tổ chức Liên hoan ảnh, phim tài liệu và phóng sự; Lần đầu tiên Hội báo Xuân được tổ chức tại Pari (Pháp) và Việt Nam đạt giải Nhất cuộc thi viết thư quốc tế UPU lần thứ 39.

Duy trì tăng trưởng hai con số và đi vào chất

Thứ trưởng Trần Đức Lai cho biết, trong năm 2010, doanh thu của các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ bưu chính viễn thông tăng 57,2%, nộp ngân sách nhà nước tăng 20%. Hiện Việt Nam có 162,9 triệu thuê bao điện thoại, trong đó di động chiếm hơn 92%, mật độ máy đạt 189máy/100 dân.

Toàn quốc có trên 26,8 triệu người sử dụng internet đạt mật độ 31,2%. Tổng số thuê bao băng rộng đạt 3,68 triệu.

Tốc độ tăng trưởng ngành công nghệ thông tin - truyền thông tiếp tục duy trì mức tăng 2 con số 15-16%, cao gần gấp 3 lần tốc độ tăng GDP cả nước. Nhiều dịch vụ mới trong lĩnh vực hạ tầng viễn thông được phát triển như 3G, thử nghiệm truyền hình 3D…

Việc ứng dụng CNTT có những tiến bộ vượt bậc. Ở cấp trung ương, tỉnh tất cả các cơ quan đảng, chính quyền đều có máy tính nối mạng internet, mạng LAN. Con số này ở cấp huyện đạt 99%, cấp xã đạt 93-95%. Đây là nỗ lực lớn của toàn ngành bưu chính viễn thông - công nghệ thông tin trong năm 2010.

Thứ trưởng Trần Đức Lai cho rằng, năm 2010-2011 thị trường viễn thông Việt Nam vẫn tiếp tục phát triển song tốc độ sẽ không mạnh mẽ, có những bứt phá như những năm trước đó. Với hơn 86 triệu dân, thị trường viễn thông di động đã bắt đầu có dấu hiệu bão hòa về số lượng với kho số ngày càng hạn chế. Tuy nhiên, ngành viễn thông sẽ đi sâu vào phát triển về chất, thay vì ồ ạt tăng lượng như trước.

(Theo Nguyệt Hà // Tin Chính phủ)

  • Chỉ số HDI của Việt Nam liên tục lên cao qua các năm
  • Chưa có khung pháp lý cho các loại hình tập đoàn kinh tế
  • Tạo cơ chế thu hút đầu tư phát triển vùng Tây Bắc
  • Quản lý nợ công và trách nhiệm giám sát của Quốc hội
  • Thách thức từ vị thế mới
  • Việt Nam làm gì để phồn vinh cạnh "cái bóng" Trung Quốc?
  • Bối rối trước nền kinh tế 2011 đầy biến động
  • WB: Lạm phát 2010 của Việt Nam có thể là 10,5%
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi