Nghiên cứu sản xuất pin mặt trời bằng công nghệ nano để xuất khẩu ở Đại học Quốc gia TPHCM. Ảnh: Kinh Luân. |
Vị thế của một quốc gia có thu nhập trung bình đang đặt ra cho Việt Nam những thách thức mới là nội dung đáng chú ý nhất trong các hoạt động của Hội nghị nhóm tư vấn các nhà tài trợ (CG) năm nay.
Thách thức
Ba năm trước, khi đến thăm Việt Nam, Phó chủ tịch Ngân hàng Thế giới, ông James Adam, đã nói rằng một trong những vấn đề mà Việt Nam cần lưu ý là tới năm 2010 Việt Nam sẽ trở thành nước có mức thu nhập trung bình. Nhưng khi đó, các thách thức lớn cũng sẽ đến với Việt Nam trong đó có một vấn đề rất quan trọng là sự đối xử của cộng đồng quốc tế sẽ khắt khe hơn trước.
Nay thì thời điểm đó thực sự đã đến. Trong năm 2010, Việt Nam đã chuyển từ một nước có “thu nhập thấp” thành một nước có “thu nhập trung bình”. Chủ tịch Phòng Thương mại châu Âu (Eurocham), ông Alain Cany, nói rằng Việt Nam đã đạt được điều đó qua việc thúc đẩy các lợi thế kinh tế chính trong đó có chi phí nhân công tương đối thấp, nguồn tài nguyên thiên nhiên, ưu đãi về địa lý, sự ổn định về chính trị và sự hấp dẫn về một thị trường mới rộng lớn chưa được khai thác với tiềm năng nội địa lớn. Việt Nam cũng đã nhận được các khoản viện trợ phát triển chính thức (ODA) lớn từ các nguồn song phương và đa phương. Nhưng giờ đây, Việt Nam không thể mong đợi các lợi thế cạnh tranh hiện tại kéo dài mãi do mức tăng tiền lương, sự hạn chế của nguồn tài nguyên thiên nhiên và nguồn vốn ODA cho Việt Nam cuối cùng sẽ giảm hoặc không liên tục.
“Chìa khóa để đạt được sự phát triển kinh tế bền vững lâu dài là dịch chuyển từ xuất khẩu các sản phẩm có giá trị gia tăng thấp sang xuất khẩu các sản phẩm có giá trị gia tăng cao và phức tạp hơn, đặc biệt là ngành công nghệ cao có tính sáng tạo. Do đó trong năm 2011, Việt Nam nên tập trung vào sức cạnh tranh của nền kinh tế trong khi vẫn tìm kiếm các giải pháp mang tính bền vững lâu dài”, ông Cany nói.
Chủ tịch Eurocham, người có hàng chục năm làm việc tại Việt Nam, cho rằng khả năng để Việt Nam duy trì mức tăng trưởng kinh tế cao trong thời gian dài hơn sẽ phụ thuộc vào việc Chính phủ Việt Nam có thực hiện và duy trì các hành động ngay bây giờ trong một vài lĩnh vực trọng yếu ví dụ như cơ sở hạ tầng.
Việt Nam cũng cần khuyến khích một “văn hóa cải tiến” đánh giá tính sáng tạo, các suy nghĩ đổi mới. Nếu không, Việt Nam sẽ có rủi ro rơi vào “cái bẫy thu nhập trung bình”. Một nền kinh tế có năng suất lao động thấp và phương pháp sản xuất với công nghệ thấp không thể trở thành nền sản xuất có giá trị gia tăng cao. “Khả năng của Việt Nam để đạt được vị thế “nước có thu nhập cao” phần lớn phụ thuộc vào điều này”, ông nói.
“Chìa khóa để đạt được sự phát triển kinh tế bền vững lâu dài là dịch chuyển từ xuất khẩu các sản phẩm có giá trị gia tăng thấp sang xuất khẩu các sản phẩm có giá trị gia tăng cao và phức tạp hơn, đặc biệt là ngành công nghệ cao có tính sáng tạo”. Ông Alain Cany, Chủ tịch Eurocham |
Cũng như mọi năm, tham luận của Phòng Thương mại Mỹ (Amcham) tại Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam (VBF) tổ chức trước Hội nghị CG năm nay dành một mục để nói về vấn đề công khai minh bạch và năng lực điều hành. Nhưng năm nay, ngôn từ dường như mạnh mẽ hơn.
“Hệ thống quản lý hiện hành là không đầy đủ để có thể ngăn chặn các cán bộ tham nhũng biển thủ những khoản tiền lẽ ra phải được sử dụng cho mục đích công, đặc biệt là các dự án cơ sở hạ tầng. Chúng tôi kiến nghị Chính phủ tiến hành thêm những biện pháp cần thiết theo các thực hành tốt nhất trên thế giới về các chuẩn mực kiểm toán và thu thuế để có thể giải quyết mối quan ngại về nạn tham nhũng ngày một gia tăng đang tồn tại như một trong những thách thức lớn nhất đối với sự phát triển của Việt Nam”, bản tham luận viết. Cách hành xử cũng phải thay đổi Giai đoạn “quá độ” sau khi gia nhập WTO, trong đó ít nhiều Việt Nam còn có thể duy trì một số hạn chế nhất định đối với đầu tư nước ngoài trong một số lĩnh vực, đang dần trôi qua. Với tư cách là một thành viên đầy đủ, cách hành xử giờ sẽ phải khác. Một số chuyên gia nước ngoài cho rằng có vẻ như Việt Nam hơi chủ quan với những điều đã cam kết với cộng đồng quốc tế. Trưởng nhóm công tác sản xuất và phân phối thuộc VBF, ông Seck Yee Chung nói rằng Thông tư số 122 về quản lý giá được ban hành ngay cả khi nhận được nhiều ý kiến phản đối là một câu chuyện mà nếu đi sâu phân tích thì độ phức tạp có thể sẽ lớn hơn nhiều so với hình dung của các nhà soạn thảo. “Thất vọng” là cụm từ mà Chủ tịch Amcham, ông Hank Tomlinson mô tả khi nói về Thông tư 122. Ông này cho rằng việc quản lý giá là không hiệu quả, thậm chí sẽ còn gây phản tác dụng. “Chúng tôi cũng lo ngại rằng việc ban hành thông tư này chủ yếu tập trung vào sản phẩm nhập khẩu từ các công ty nước ngoài, một vi phạm rõ ràng đối với tinh thần và nội dung các cam kết của Việt Nam khi gia nhập WTO. Bên cạnh cách tiếp cận chung rất phi thị trường về giá, thông tư này còn gây ra những gánh nặng hành chính cho tất cả các doanh nghiệp sản xuất và các kênh phân phối đối với một số lượng lớn các loại sản phẩm. Thông tư này cũng buộc các công ty phải tiết lộ rất nhiều vấn đề vốn được xem như bí mật kinh doanh của họ”, ông phân tích và nhấn mạnh rằng văn bản này “đang làm giảm đi khả năng Việt Nam có thể có được tư cách “nền kinh tế thị trường”. Theo nhận định của các nhà đầu tư nước ngoài, trong các lĩnh vực như dược phẩm, y tế, giáo dục… Việt Nam vẫn đang duy trì những rào cản mà lẽ ra phải được dỡ bỏ theo cam kết. Tình trạng này sẽ khiến Việt Nam “khó ăn khó nói” với thế giới trong nhiều vấn đề, dù cho bảo hộ bằng hàng rào kỹ thuật hiện vẫn là xu hướng khá phổ biến trên thế giới. “Đừng quên rằng trước mắt Việt Nam tiếp tục là hàng loạt cuộc đàm phán mới”, một chuyên gia nước ngoài lưu ý với chúng tôi bên lề VBF. Sự phát triển kinh tế ở Việt Nam đã tạo ra một áp lực lớn và ngày càng tăng đến cơ sở hạ tầng. Vấn đề này đã tồn tại dai dẳng, và trong một số trường hợp, góp phần gây ra sự tắc nghẽn giao thông. Thiếu hụt năng lượng cũng là một vấn đề quan trọng. Tất cả những điều này làm cho chi phí đầu vào của các doanh nghiệp tăng lên. (Trích tham luận của Phòng Thương mại Úc) Về cấp phép đầu tư Cộng đồng doanh nghiệp nước ngoài thống nhất rằng tiến trình phê duyệt đầu tư và thành lập doanh nghiệp tại Việt Nam vẫn còn gặp nhiều khó khăn và tốn thời gian. Với nhiều doanh nghiệp nước ngoài, trở ngại không chỉ có ở sự phức tạp của các thủ tục hành chính mà đôi khi còn ở việc thực hiện không nhất quán, thiếu sự phối hợp giữa các luật và quy định, giữa các cấp chính quyền. (Trích phát biểu của ông Alain Cany, Chủ tịch Eurocham) Phát triển nguồn nhân lực Việt Nam sẽ không thể chiến thắng trong cuộc chơi toàn cầu hóa nếu chỉ dựa trên yếu tố nhân công giá rẻ. Chính phủ phải có những biện pháp khác để cải thiện và nâng cao trình độ kỹ năng của lực lượng lao động. Thách thức về hiện đại hóa hệ thống giáo dục bậc cao là một trong những yếu tố quan trọng trong quá trình toàn cầu hóa của một nước, và là một yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến các lựa chọn và triển vọng của các thế hệ tương lai. (Trích phát biểu của ông Hank Tomlinson, Chủ tịch AmCham) Thành phần kinh tế trong nước đóng vai trò chủ đạo Không nên đặt ra vấn đề một thành phần kinh tế hay một loại doanh nghiệp nào đó được đóng vai trò chủ đạo và nhận ưu tiên đối xử của nhà nước về vốn, tiếp cận cơ hội kinh doanh, các nguồn lực và tài nguyên quốc gia. Thay vào đó chuyển sang áp dụng chính sách thành phần kinh tế trong nước đóng vai trò chủ đạo và đặt ra những quy định tưởng thưởng hay khuyến khích ưu đãi dựa trên kết quả hoạt động và đóng góp cụ thể của các doanh nghiệp.Cơ sở hạ tầng chưa đáp ứng yêu cầu phát triển
(Theo Thời báo kinh tế Sài Gòn)
Chuyển nhượng, cho thuê hoặc hợp tác phát triển nội dung trên các tên miền:
Quý vị quan tâm xin liên hệ: tieulong@6vnn.com