Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Chưa có khung pháp lý cho các loại hình tập đoàn kinh tế

“Tập đoàn kinh tế (TĐKT) nhà nước đang trong giai đoạn thí điểm và ra đời bằng sự kết hợp cơ học, dựa trên các quyết định hành chính.

TĐKT tư nhân thì xuất phát từ công ty gia đình, thiếu tính chuyên nghiệp, tự bơi. Hiện vẫn chưa có quy định pháp lý nào cho tất cả TĐKT thuộc mọi thành phần”. Các chuyên gia đã nhận định như vậy tại hội thảo Sự phát triển các TĐKT Việt Nam ngày 22-12.

Tham luận của luật sư Nguyễn Ngọc Bích dẫn chứng: “Tập đoàn là do một công ty phát triển mở rộng mà thành, trong khi ở ta lại gom nhiều cái thành một. Chẳng hạn Tập đoàn Công nghiệp xây dựng VN được thành lập từ các doanh nghiệp (DN) độc lập hoạt động trong lĩnh vực xây dựng và cơ khí chế tạo; Tập đoàn Phát triển nhà và đô thị VN cũng thế…”. Luật sư Trần Hữu Huỳnh - Trưởng phòng Pháp chế, Phòng Thương mại Công nghiệp Việt Nam (VCCI) cũng nhận xét: “Ở các nước, từ một cây chuối khỏe mạnh sẽ đẻ ra nhiều cây chuối khác, từ một cây tre sẽ đẻ ra nhiều măng chứ người ta không gom một cách cơ học như VN”.

Tuy nhiên, TS Trần Thị Thanh Hồng, Vụ Kinh tế Văn phòng Trung ương Đảng, cho rằng sẽ là khập khiễng nếu so sánh TĐKT giữa ta với các nước có nền kinh tế phát triển. “Chúng ta có điều kiện và xuất phát điểm khác nên khó có thể đi theo trình tự như họ” - bà Hồng nói.

Nhiều đại biểu cũng cho rằng chúng ta mong muốn phát triển nhanh các tập đoàn nên không thể đi theo trình tự như các nước khác. “Hiện tại các TĐKT tư nhân cũng rất khát khao để phát triển mạnh, ít nhất là trong khu vực. Vậy vai trò của nhà nước trong việc này như thế nào? Chúng ta không thể dựa vào khung pháp lý cứng nhắc làm kìm hãm sự phát triển của các doanh nghiệp mà cần có các quy định pháp lý như một chất xúc tác để đẩy nhanh sự phát triển của các TĐKT” - một đại biểu nói. Theo ông Phạm Anh Tuấn, Phó Vụ trưởng Vụ Đổi mới doanh nghiệp Văn phòng Chính phủ, mô hình TĐKT ở VN còn rất mới. Hiện Luật DN chỉ điều chỉnh tổ chức và hoạt động của các DN độc lập nên việc đưa ra các quy định pháp luật để điều chỉnh hoạt động của TĐKT là cần thiết.

Trích tham luận của luật sư Nguyễn Ngọc Bích:Có năm vấn đề pháp lý với TĐKT nhà nước cần được quan tâm. Đó là: tách bạch quản lý nhà nước với quản lý chủ sở hữu, công cụ kiểm soát, thực hiện quyền chủ sở hữu, ấn định quy chế đạo đức cho người đại diện chủ sở hữu và thực hiện đúng Luật Doanh nghiệp. Các vấn đề pháp lý đối với TĐKT tư nhân cũng tương tự, trừ việc tách bạch quản lý nhà nước với quản lý chủ sở hữu.

(Pháp luật thành phố Hồ Chí Minh)

  • Tạo cơ chế thu hút đầu tư phát triển vùng Tây Bắc
  • Quản lý nợ công và trách nhiệm giám sát của Quốc hội
  • Thách thức từ vị thế mới
  • Việt Nam làm gì để phồn vinh cạnh "cái bóng" Trung Quốc?
  • Bối rối trước nền kinh tế 2011 đầy biến động
  • WB: Lạm phát 2010 của Việt Nam có thể là 10,5%
  • Chi phí phát triển công nghệ chưa được đầu tư thích đáng
  • Kinh tế vĩ mô: Ra chính sách ngắn hạn sai cần phải "trả giá"
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi