Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Bối rối trước nền kinh tế 2011 đầy biến động

Sau cuộc khủng hoảng kinh tế 2008-2009, kinh tế thế giới đã có dấu hiệu hồi phục vào năm 2010 nhưng còn rất chậm và bấp bênh, với những diễn biến khó lường. Thế giới sắp bước sang năm tài chính 2011, tuy nhiên, Chính phủ Việt Nam cũng như doanh nghiệp vẫn còn rất bối rối trước nền kinh tế đầy biến động.

Tỉ giá sẽ còn tăng đến đâu?


Thị trường vàng, ngoại tệ, bất động sản, chứng khoán, hàng hóa đang diễn biến khó lường. Câu hỏi được các doanh nghiệp quan tâm nhất tại Hội thảo “Kinh tế 2011 – Những điều CEO cần biết” vừa diễn ra ở Hà Nội vẫn là "năm 2011, tỉ giá sẽ còn tăng đến đâu?".

Trước câu hỏi này, Tiến sỹ Lê Đăng Doanh, chuyên gia kinh tế hàng đầu Việt Nam không đưa ra con số cụ thể mà tập trung phân tích về “nghịch lý hai giá”. Tính từ cuối năm 2008, tỉ giá bình quân liên ngân hàng VND/USD đã được điều chỉnh đến 5 lần: 3% (cuối năm 2008), 2% (Quí I/2009), 3,4% (Quí IV/2009), 3,4%(Quí I/2010) và 2,1% (tháng 8/2010). Mỗi lần thay đổi như vậy, tỉ giá trên thị trường tự do cũng nhanh chóng tăng theo với mức chênh lệch lớn, rượt đuổi sát nút với tỉ giá liên ngân hàng. Bất an vì tỉ giá tiếp tục tăng, một số người dân và doanh nghiệp đổ xô mua USD, khiến thị trường tự do trở nên sôi động với mức tỉ giá cao chóng mặt.

Đề cập đến những hậu quả của “đô-la hai giá”, Tiến sỹ Doanh cho biết: các doanh nghiệp xuất nhập khẩu (XNK) là người thiệt hại nhiều nhất, bởi khi xuất khẩu, giá trị thu về quy ra tiền Việt phải bán lại cho Ngân hàng Nhà nước theo tỉ giá 19.500 đồng/1USD, còn khi nhập khẩu, dùng đồng đô-la để thanh toán thì đành chấp nhận “mua” vào với giá 21.500 đồng/1USD, nghĩa là phải chịu mất không 2.000 đồng/1 USD. Theo ông Doanh, giá đô-la trên thị trường tự do mới là chính xác, phản ánh đúng nhu cầu của người dân, cũng như doanh nghiệp.

Ông Doanh nhấn mạnh: Nhiều doanh nghiệp đã mất đến 50% lợi nhuận do tỉ giá tăng. Hầu hết doanh nghiệp rơi vào tình trạng vô cùng khó khăn vì ký hợp đồng nhập khẩu bằng USD, khi giá USD tăng sẽ phải tốn nhiều tiền hơn để thanh toán tiền hàng, trong khi đó, hợp đồng bán hàng đã ký với doanh nghiệp trong nước thì không thể thay đổi giá.

Đại diện một doanh nghiệp chia sẻ: giai đoạn khủng hoảng kinh tế 2008 - 2009 đã qua đi, tới năm 2010, doanh nghiệp hy vọng vào một thời kỳ phục hồi để tiếp tục đầu tư kinh doanh. Nhưng việc mới đây tỉ giá VND/USD lại được điều chỉnh tăng đã ảnh hưởng không nhỏ tới lợi nhuận của doanh nghiệp XNK như chúng tôi. Trước thực trạng tỉ giá VND/USD quá “phập phù”, dẫn tới nguy cơ càng làm càng lỗ, các doanh nghiệp đã nghĩ tới chuyện tạm "đóng cửa" để chờ nền kinh tế ổn định hơn.

"Để tránh thiệt hại do tỉ giá, các doanh nghiệp cần phải kết thúc nhanh gọn các vụ làm ăn. Tốt nhất là nên chia thành từng phân đoạn ngắn, hạn chế kéo dài thời gian quay vòng vốn, có thể kết thúc trước Tết Nguyên đán và chuẩn bị kỹ để “đánh chắc, thắng chắc”", ông Doanh bày cách.

Theo các chuyên gia kinh tế, việc điều hành tỉ giá theo lối “giật cục”, “tăng ga, phanh gấp” không theo bất kỳ quy luật nào mà tùy thuộc vào sự phán xét của Ngân hàng Nhà nước là không ổn. Cho dù có áp dụng công cụ nào, bơm USD hay tăng tỉ giá thì cũng chỉ giải quyết được phần ngọn. Nên chăng điều chỉnh lãi suất một cách linh hoạt và nương theo thị trường.

Làm sao để huy động ngoại tệ từ nhân dân

Thời gian qua, chính sự thiếu hụt nguồn cung USD cho thị trường ngoại tệ đã khiến cho tỷ giá VND/USD biến động theo chiều hướng xấu - tỷ giá trên thị trường tự do bỏ xa dần khoảng cách với tỷ giá chính thức do Ngân hàng Nhà nước công bố.

Với lãi suất đi vay nội tệ cao như hiện nay, doanh nghiệp tăng cường đi vay ngoại tệ cho mục đích sản xuất kinh doanh. Điều này càng làm cho “cầu” ngoại tệ có xu hướng tăng nhanh trong thời gian tới.

Hiện tại, Việt Nam vẫn còn một lượng lớn USD ở trong dân và doanh nghiệp, song Chính phủ vẫn chưa tiếp cận được. Số ngoại tệ này khi không được đưa vào lưu thông sẽ đồng thời tạo ra một thị trường tự do để tiếp tục thực hiện các hoạt động mua đi bán lại, và tiếp tục tồn tại, phát triển song song với thị trường chính thức, thậm chí đôi khi còn tác động mạnh đến thị trường chính thức.

Muốn huy động được ngoại tệ từ người dân, trước hết, Chính phủ phải tạo ra một sự minh bạch, cần đưa ra thông điệp về chính sách tiền tệ nhất quán, ổn định và phải theo quy luật của thị trường. Bên cạnh đó, Chính phủ cần phát hành trái phiếu chính phủ nhằm huy động ngoại tệ trong nhân dân và doanh nghiệp để điều tiết ngoại tệ cũng như nâng cao lượng dự trữ ngoại hối. Khi đó, Việt Nam sẽ đạt hai mục tiêu song song: Chính phủ sẽ kiểm soát tốt hơn lượng tiền đang trong lưu thông; đồng thời, thu hút được ngoại tệ để giải quyết các vấn đề vĩ mô như tỷ giá, cán cân thương mại, dự trữ ngoại hối.

(eFinance)

  • WB: Lạm phát 2010 của Việt Nam có thể là 10,5%
  • Chi phí phát triển công nghệ chưa được đầu tư thích đáng
  • Kinh tế vĩ mô: Ra chính sách ngắn hạn sai cần phải "trả giá"
  • Thế giới nhiều bất ổn, khó khăn cho Việt Nam
  • Nhấn mạnh vai trò kinh tế tư nhân
  • Không dễ trữ hàng chờ giá lên
  • Kiểm tra, giám sát giá cả thị trường cuối năm
  • Thực hiện thắng lợi Chiến lược KT-XH 2001 - 2010: Bước chuyển vị thế quan trọng của đất nước
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi