Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

15 ngành, lĩnh vực sử dụng vốn đầu tư phát triển giai đoạn 2011-2015

Theo Quyết định 60/2010/QĐ-TTg vừa được Thủ tướng Chính phủ ký ban hành, vốn đầu tư phát triển thuộc nguồn ngân sách nhà nước sẽ được bố trí để chuẩn bị đầu tư và thực hiện dự án của 15 ngành, lĩnh vực.

Ưu tiên bố trí vốn đầu tư cho các dự án quan trọng quốc gia và các dự án lớn khác - Ảnh minh họa

 

15 ngành, lĩnh vực được sử dụng vốn đầu tư phát triển giai đoạn 2011-2015 gồm: 1. Nông, lâm nghiệp và thủy sản; 2. Công nghiệp; 3. Giao thông vận tải; 4. Cấp nước và xử lý rác thải, nước thải; 5. Kho tàng; 6. Văn hóa; 7. Thể thao; 8. Thông tin và truyền thông; 9. Khoa học, công nghệ và công nghệ thông tin; 10. Giáo dục và đào tạo; 11. Y tế và vệ sinh an toàn thực phẩm; 12. Xã hội; 13. Tài nguyên và môi trường; 14. Quản lý nhà nước; 15. Quốc phòng, an ninh.

Chí bố trí vốn đầu tư cho các dự án phục vụ lợi ích công cộng

Quyết định nêu rõ, việc phân bổ vốn đầu tư phát triển nguồn ngân sách nhà nước của các Bộ, ngành Trung ương phải dựa trên cơ sở nhu cầu và khả năng cân đối vốn cho từng ngành, lĩnh vực phù hợp với mục tiêu phát triển và kế hoạch đầu tư trong kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2011-2015.

Đặc biệt, chỉ bố trí cho các dự án kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội không có khả năng hoàn vốn trực tiếp và phục vụ lợi ích công. Việc phân bổ vốn phải trên cơ sở các dự án có trong quy hoạch, đủ thủ tục.

Ưu tiên bố trí cho các dự án quan trọng quốc gia và các dự án lớn khác, các công trình, dự án hoàn thành, vốn đối ứng cho các dự án ODA; đảm bảo thời gian từ khi khởi công đến khi hoàn thành các dự án nhóm B không quá 5 năm, dự án nhóm C không quá 3 năm; không bố trí vốn ngân sách nhà nước cho các dự án khi chưa xác định được rõ nguồn vốn.

5 tiêu chí phân bổ vốn đầu tư cho các địa phương

Căn cứ phân bổ vốn đầu tư phát triển trong cân đối cho các địa phương gồm 5 tiêu chí: 1- Dân số (số dân trung bình và số người dân tộc thiểu số của các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương); 2- Trình độ phát triển (gồm tỷ lệ hộ nghèo, số thu nội địa và tỷ lệ điều tiết về ngân sách trung ương); 3- Diện tích (gồm diện tích đất tự nhiên và tỷ lệ diện tích đất trồng lúa trên tổng diện tích đất tự nhiên); 4- Đơn vị hành chính cấp huyện (gồm số đơn vị hành chính cấp huyện, số huyện miền núi, vùng cao, hải đảo...); 5- Các tiêu chí bổ sung (tiêu chí thành phố đặc biệt, thành phố trực thuộc Trung ương, đô thị loại 1,2,3...).

Từng tiêu chí được tính theo các thang điểm. Số điểm của từng tỉnh, thành phố và tổng số điểm của 63 tỉnh, thành phố sẽ làm căn cứ để phân bổ vốn đầu tư trong cân đối.

Quyết định cũng nêu rõ, sau khi phân bổ theo các tiêu chí và định mức trên, các địa phương có số vốn đầu tư trong cân đối thấp hơn kế hoạch năm 2010 sẽ được điều chỉnh bằng số vốn đầu tư trong cân đối kế hoạch năm 2010 do Thủ tướng Chính phủ giao.

 

(Theo Thu Nga // Tin Chính phủ)

 

  • Ngăn chặn sớm các nguy cơ tăng giá
  • Kinh doanh dịch vụ CKS ở Việt Nam: Tiềm năng và Thách thức
  • Tỷ trọng ngân sách đầu tư cho kinh tế đang có xu thế giảm
  • “Mổ xẻ” vấn đề nợ công của Việt Nam
  • Cố tình pha loãng vốn nhà nước, vì sao?
  • Hiện đại và kinh tế hóa quản lý đất đai Việt Nam
  • Việt Nam thiếu chuẩn mực quản trị các DNNN
  • Nhận định từ chuyên gia: Kinh tế Việt Nam và “sóng ngầm” bất ổn
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi