Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Ngăn chặn sớm các nguy cơ tăng giá

Sau 6 tháng liên tục mức tăng chỉ số giá tiêu dùng (CPI) dưới 1% thì đến tháng 9 đã vượt trên ngưỡng đó. Diễn biến này cảnh báo các nhà làm chính sách về các nguy cơ tăng giá cũng như quyết liệt hơn trong việc bình ổn thị trường những tháng cuối năm.

Ảnh minh họa

Sau 6 tháng liên tục giữ được mức tăng dưới 1% , cụ thể tháng 3 tăng 0,75%; tháng 4 tăng 0,14%; tháng 5 tăng 0,27%; tháng 6 tăng 0,22%; tháng 7 tăng 0,06%; tháng 8 tăng 0,23%, đến tháng 9 CPI có dấu hiệu tăng nhanh, đến 1,31% so với tháng 8.

Các yếu tố đẩy lạm phát

Việc CPI tháng 9 tăng cao có nguyên nhân liên tác động từ giá thế giới và  nhóm hàng giáo dục cũng như quy luật tăng giá cuối năm.

Theo ông Nguyễn Đức Thắng, Phó Vụ trưởng Vụ Thương mại thị trường giá cả (Tổng cục Thống kê), trong tháng 9 mặt hàng giáo dục có mức tăng tới 12,02% (trong 1,31% tăng của CPI, nhóm giáo dục đóng góp 0,68%). Có tới 40 tỉnh, thành phố đồng loạt tăng học phí cao (có tỉnh tăng học phí từ 8.000 đồng/tháng lên 40.000 đồng). Phần lớn các trường lại thu luôn học phí cả năm trong tháng 9. Đây  là nguyên nhân chính tác động tới chỉ số giá nhóm giáo dục.

Ngoài ra, giá cả một số loại hàng hóa trên thị trường thế giới như giá vàng, lương thực… tăng mạnh làm ảnh hưởng đến mặt bằng giá cả trong nước.

Ông Nguyễn Đức Thắng phân tích, nếu loại trừ sự tăng đột biến của nhóm hàng giáo dục thì CPI  tháng 9 cũng tăng tới 0,7% so với tháng 8. Ông Thắng cho rằng như vậy, CPI đã  diễn biến theo quy luật các năm – tăng lên ở các tháng cuối năm.

Trong phiên họp cuối tháng 9 vừa qua, Tổ điều hành thị trường trong nước dự báo thời gian tới, trong 12 mặt hàng chủ yếu, chỉ có giá đường có thể chững lại, giá muối sẽ biến động không nhiều. Giá gạo trong nước có thể sẽ vẫn ở mức cao như hiện nay mặc dù miền Bắc sắp vào vụ thu hoạch nên nguồn cung tăng nhưng giá thế giới có xu hướng tăng, giá sữa cũng sẽ ở mức cao như hiện nay.

 Tuy vào mùa xây dựng, nhu cầu tăng, nhưng do lượng hàng còn nhiều nên giá thép có thể chững lại hoặc tăng nhẹ.Tuy nhiên, có 3 mặt hàng có thể tăng nhẹ theo giá thế giới và biến động tỷ giá là phân bón (do bắt đầu vào vụ Đông và giá thế giới vẫn ở mức cao), thức ăn chăn nuôi (do nhu cầu phục vụ hồi phục đàn sau dịch bệnh), dược phẩm. Có 3 mặt hàng giữ giá ổn định và có thể còn giảm nhẹ là giấy, than và giá xi măng .

Kiên quyết kiềm chế các nguy cơ tăng giá

Tuy Tổ điều hành dự báo trong tháng 10 giá thực phẩm chỉ tăng nhẹ nhưng theo ông Nguyễn Đức Thắng, nếu không sớm có giải pháp phục hồi đàn lợn sau dịch bệnh, thêm nhu cầu tăng sát Tết thì sẽ có biến động về giá thịt lợn. “Nếu những mặt hàng như gạo, thịt lợn tăng chắc chắn làm CPI tăng”, ông Thắng nói.

Chỉ số giá sản xuất hay chỉ số giá bán của người sản xuất (thường được viết tắt là PPI-Producer Price Index) là một chỉ tiêu tương đối phản ánh xu hướng và đo lường mức độ biến động giá bán của các nhà sản xuất và nhà nhập khẩu vào một thời kỳ (thường là tháng) này so với thời kỳ khác.

Ông Thắng cũng lưu ý thêm nguy cơ từ chỉ số giá sản xuất – một yếu tố tác động tương đối quan trọng đến giá hàng bán ra.

Do kinh tế phục hồi, từ quý I đến nay, chỉ số giá sản xuất tăng liên tục và cao hơn CPI, cộng thêm tác động tăng giá nguyên liệu trên thị trường thế giới. Những yếu tố này sẽ ảnh hưởng tới CPI những tháng tới.

Hơn nữa vào mùa giải ngân vốn đầu tư, cần dè chừng việc tăng các khoản chi tiêu hành chính công. Đặc biệt là lạm phát tâm lý ở người tiêu dùng và cả ở những người bán hàng đổ tại tỷ giá mà đẩy giá hàng lên dù mặt hàng đó chẳng liên quan gì đến tỷ giá. Bên cạnh đó, còn khoảng 20 tỉnh chưa điều chỉnh tăng học phí, nếu điều chỉnh tăng đồng loạt trong những tháng cuối năm thì dứt khoát CPI lại bị mặt hàng giáo dục đẩy lên như tháng 9.

Theo dự báo của Tổ điều hành trong nước, CPI tháng 10 chỉ tăng ở mức 0,5%. Tổ điều hành cho rằng, nếu kiên quyết thực hiện và thực hiện đồng bộ, quyết liệt các giải pháp bình ổn thị trường thì mới kìm giữ được lạm phát tăng ở mức 8% trong năm nay.

Ông Nguyễn Đức Thắng cũng cho rằng, để giữ được mức lạm phát 8%, cần kiên quyết và nỗ lực và nên cân nhắc  thời điểm tăng học phí.   

(Theo Huy Thắng // Tin Chính phủ)

 

  • Kinh doanh dịch vụ CKS ở Việt Nam: Tiềm năng và Thách thức
  • Tỷ trọng ngân sách đầu tư cho kinh tế đang có xu thế giảm
  • “Mổ xẻ” vấn đề nợ công của Việt Nam
  • Cố tình pha loãng vốn nhà nước, vì sao?
  • Hiện đại và kinh tế hóa quản lý đất đai Việt Nam
  • Việt Nam thiếu chuẩn mực quản trị các DNNN
  • Nhận định từ chuyên gia: Kinh tế Việt Nam và “sóng ngầm” bất ổn
  • Việt Nam - Tình hình kinh tế diễn biến khả quan
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi