Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Cố tình pha loãng vốn nhà nước, vì sao?

Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn nhà nước (SCIC) vừa tổ chức Hội nghị người đại diện vốn nhà nước tại các doanh nghiệp năm 2010. Hội nghị cho thấy, một số cán bộ là đại diện phần vốn nhà nước của SCIC không nắm chắc tình hình hoạt động của doanh nghiệp, không bảo vệ quyền lợi của cổ đông nhà nước.

Đây là vấn đề không nhỏ trong thực tế thực hiện quyền đại diện phần vốn chủ sở hữu Nhà nước tại các công ty cổ phần, công ty đại chúng.

Giám đốc một công ty cổ phần cho biết, sau vài lần phát hành cổ phiếu cho cổ đông chiến lược, tỷ lệ sở hữu của cổ đông Nhà nước đã giảm xuống. Điều này rất thuận lợi cho hoạt động kinh doanh của công ty vì trước kia, quyết định nào cũng phải hỏi xin ý kiến người đại diện phần vốn nhà nước. Người đại diện này không phải là người điều hành trực tiếp tại doanh nghiệp hoặc không có quyền quyết định (phải xin ý kiến của một nhóm người có thẩm quyền khác) nên các kế hoạch triển khai đều chậm. Chưa kể, nếu để vốn nhà nước chiếm tỷ lệ quá lớn, chế độ lương thưởng cho cán bộ điều hành phụ thuộc vào chế độ chung, rất eo hẹp, không khuyến khích lãnh đạo dành nhiều tâm sức điều hành doanh nghiệp.

Kế toán một công ty nhà nước đã cổ phần hóa cho biết, khi công ty phát hành quyền mua cổ phiếu vào đúng thời điểm khủng hoảng năm ngoái, đại diện là cổ đông nhà nước không mua vì lý do chưa có tiền. Năm nay, cổ đông nhà nước lại "đòi mua" vì thấy tình hình kinh doanh tại công ty đã tốt hơn. Nhưng đến thời điểm nộp tiền, cổ đông này lại "xin" nợ tiền mua cổ phiếu. Do công ty đã lưu ký cổ phiếu nên cổ đông nhà nước đành phải nộp tiền đúng hạn để Trung tâm Lưu ký ghi nhận việc thực hiện quyền mua cổ phiếu.

Trước đây, nhiều doanh nghiệp nhà nước ngại cổ phần hóa vì sợ mất đi ưu đãi của doanh nghiệp nhà nước. Nhưng giờ đây, những doanh nghiệp cổ phần hóa hoạt động hiệu quả lại muốn giảm phần vốn nhà nước xuống mức thấp nhất có thể bằng cách phát hành thêm cổ phần cho các cổ đông chiến lược. Điều này một mặt giúp doanh nghiệp tiếp cận được kinh nghiệm của đối tác, mặt khác, giảm bớt được “ma sát” từ những bất cập phía cổ đông nhà nước. Theo cách đó, cổ phần hóa dù sao cũng góp phần khuyến khích sự năng động của doanh nghiệp, thúc đẩy doanh nghiệp phát triển.

(Đầu tư Chứng khoán điện tử)

  • Hiện đại và kinh tế hóa quản lý đất đai Việt Nam
  • Việt Nam thiếu chuẩn mực quản trị các DNNN
  • Nhận định từ chuyên gia: Kinh tế Việt Nam và “sóng ngầm” bất ổn
  • Việt Nam - Tình hình kinh tế diễn biến khả quan
  • Hỗ trợ miền Trung tăng khả năng phòng tránh thiên tai
  • Dự báo thiếu nước nghiêm trọng trong mùa khô
  • Kiểm soát chất thải điện tử - khó trăm đường
  • Đầu tư bãi đậu xe ngầm - Nhiều tín hiệu khả quan
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi