Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

2010, VN sẽ còn đối diện với nhiều rủi ro

Về triển vọng kinh tế Việt Nam năm 2010, chúng ta thấy là đang có sự hồi phục, nhưng vẫn còn đối diện với nhiều rủi ro.

Về triển vọng kinh tế Việt Nam năm 2010, chúng ta thấy là đang có sự hồi phục. Nếu chúng ta so sánh với một số nước khác như Trung Quốc, Indonesia, Thái Lan thì có thể thấy sự phục hồi của chúng ta tương đối nhanh, nhanh hơn Indonesia, Thái Lan. Những giá sản xuất công nghiệp của chúng ta phục hồi nhanh, liệu có bền vững hay không?

Có thể thấy sự tăng trưởng giá trị sản xuất công nghiệp những tháng qua phụ thuộc chủ yếu vào đầu tư nước ngoài, dân doanh, trong khi của Nhà nước thấp hơn nhiều.

Ở đây tôi cho rằng doanh nghiệp Việt Nam không hẳn trông chờ vào sự hỗ trợ của Chính phủ mà vẫn đủ sức, có thể vượt qua các thách thử, tất nhiên trong khó khăn thì vẫn cần hỗ trợ.

Do đó, tôi cho rằng trong năm 2010 cần dừng việc hỗ trợ lãi suất 4% ngắn hạn như năm 2009. Mặt khác, sự tăng trưởng trở lại đó, ngoài động lực dân doanh và đầu tư nước ngoài, động lực nữa là chủ yếu dựa vào khai thác, cụ thể là khai thác dầu.

Trong khi nền kinh tế Việt Nam vẫn còn đối diện với nhiều rủi ro. Đó là thâm hụt ngân sách tiếp tục cao, xuất khẩu chậm phục hồi trong khi nhập khẩu tăng nhanh trở lại, thâm hụt ngoại thương trở lại, VND vẫn tồn tại những áp lực giảm giá và nguy cơ lạm phát quay trở lại...

Trong những rủi ro này, tôi cho rằng cần đặc biệt quan tâm tới vấn đề tỷ giá và những áp lực điều chỉnh; bên cạnh đó là tín hiệu lạm phát đã trở lại, bắt đầu từ tháng 9/2009 và tăng trưởng tín dụng đã tăng cao nhất trong hai năm qua.

Theo đó, mục tiêu kiềm chế lạm phát khoảng 7% là rất khó, nhất là khi chúng ta đặt mục tiêu tăng trưởng GDP khoảng 6,5%, bởi vì muốn tăng trưởng kinh tế thì phải tăng tín dụng, tăng cung tiền, tăng đầu tư, mà nhất là đối với một nền kinh tế còn kém hiệu quả.

Tuy nhiên, nhìn về năm 2010, tôi nhận thấy có những yếu tố lạc quan là kinh tế thế giới phục hồi, thương mại thế giới sẽ tăng trở lại, cầu tăng lên là điều tốt cho Việt Nam, cho các nhà xuất khẩu. Đó là hai điểm sáng sủa nhất. Với doanh nghiệp, điểm mà tôi cho là họ cần nhất là môi trường vĩ mô ổn định, môi trường kinh doanh thuận lợi, chứ không phải là những biện pháp cứu trợ./

( Báo Tổ Quốc)

  • Công bố Việt Nam ICT Index của một số ngành kinh tế quan trọng
  • CitiBank lạc quan về triển vọng kinh tế Việt Nam năm tới
  • Thế giới nhận định và dự báo kinh tế Việt Nam 2010
  • Bàn kế hoạch 2011-2015: Phân cấp và chuyện “thả gà ra đuổi”
  • Phát huy vai trò các hiệp hội trong thời kỳ mới
  • Tìm giải pháp tạo ba đột phá lớn cho nền kinh tế
  • Tái cấu trúc và phát triển doanh nghiệp nhà nước : Cần bắt đúng bệnh
  • VAFI đề xuất 7 giải pháp tái cấu trúc nền kinh tế
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi