Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Ba nhân tố giúp Việt Nam vượt bẫy thu nhập trung bình

Đầu tư cho giáo dục, phát triển cơ sở hạ tầng và có một hệ thống quản trị tốt là lời khuyên của TGĐ điều hành ADB Rajat M. Nag cho kinh tế Việt Nam trong giai đoạn này để thoát khỏi bẫy thu nhập trung bình.

Trước thềm Hội nghị thường niên của Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) lần đầu tiên tổ chức tại Việt Nam vào đầu tháng 5, TGĐ điều hành ADB Rajat M.Nag đã có cuộc trao đổi về những vấn đề kinh tế nóng hổi của Việt Nam.

- Hiện tại, Việt Nam đang có 2 mục tiêu dường như hơi ngược chiều nhau: Kiềm chế lạm phát trong khi vẫn phải đưa giá của một số hàng hóa thiết yếu (điện, xăng dầu, than...) về sát với mặt bằng giá cơ sở. Vậy Chính phủ chúng tôi cần làm gì để đạt được cả hai mục tiêu này, theo ông?

Ông Rajat M. Nag: Thứ nhất chúng ta cần thấy rằng, quá trình điều chỉnh này không phải diễn ra trong một đêm mà là lộ trình từng bước. Thực tế việc điều chỉnh của Việt Nam vừa qua là thích hợp thể hiện nỗ lực của Chính phủ trong việc đưa giá của các mặt hàng hóa thiết yếu đến sát với giá của thị trường.

Việc mức điều chỉnh bao nhiêu, thời gian như thế nào thì Chính phủ cần tính toán. Bởi một mặt, các bạn không thể để cho giá các hàng hóa này quá thấp vì như thế sẽ tạo gánh nặng cho tình hình tài khóa của Chính phủ và nếu để cho thâm hụt tài khóa cao thì điều này sẽ gián tiếp gây áp lực lên lạm phát.

Thế nhưng mặt khác, nếu để cho giá hàng hóa tăng quá cao, thì nó lại gây ảnh hưởng trực tiếp đến lạm phát, tác động lớn đến người nghèo. Vì vậy, theo tôi ở đây Chính phủ cần làm sao có sự cân bằng giữa 2 vấn đề này. Cùng với việc tăng giá bắt buộc một số mặt hàng, thì Chính phủ cũng cần có những chính sách an sinh xã hội, đặc biệt là hỗ trợ cho người nghèo. Có như vậy sẽ hạn chế bớt những tác động không mong muốn của tăng giá hàng hóa thiết yếu.

Rajat-M.-Nag - Tin kinh te
Tổng giám đốc điều hành ADB Rajat M.Nag

- Hiện nay, Việt Nam đã gia nhập nhóm nước có thu nhập trung bình. Theo ông, Việt Nam cần làm gì để không bị mắc kẹt trong cái bẫy đó?

Điều đầu tiên tôi phải nói là Việt Nam đã nỗ lực rất tốt trong những năm qua, đặc biệt là khi Việt Nam trở thành quốc gia có thu nhập trung bình.

Tuy nhiên lịch sử cho thấy, đã có nhiều quốc gia khi đạt đến ngưỡng này thì mắc kẹt luôn tại đó mà không tiếp tục vươn lên nấc thang phát triển tiếp theo được. Còn một số quốc gia khác như Hàn Quốc, Singapore đã vượt được "bẫy" TNTB để trở thành các nước phát triển như ngày nay.

Từ bài học kinh nghiệm của các nước, chúng tôi cho rằng có 3 yếu tố chính mà các bạn cần làm để có thể vượt qua được bẫy này.

Trước tiên là cần đầu tư cho giáo dục và đầu tư cho sáng tạo. Bằng cách này Việt Nam sẽ có được một lực lượng lao động có trình độ, có kỹ năng và đây chính là điều cần thiết để các bạn có thể đối phó với những thay đổi ngày càng nhanh trên thế giới.

Việc tập trung đầu tư cho giáo dục không nên chỉ dừng lại ở đào tạo phổ cập tiểu học, trung học mà cần tập trung cả cho các cấp cao hơn để cho "ra lò" những kỹ sư, nhà khoa học, chuyên gia IT hay những thợ lành nghề để họ sẽ là người vừa lĩnh hội, vừa đưa ra được các phát kiến mới đóng góp cho phát triển nền kinh tế.

Thứ hai, cần tiếp tục tập trung cho phát triển cơ sở hạ tầng. Đây là yếu tố rất cần thiết cho tăng trưởng và phát triển. Tất nhiên Việt Nam còn cần rất nhiều các yếu tố khác nhưng rõ ràng các yêu cầu về đường xá, sân bay, bến cảng, điện, thủy lợi... là không thể thiếu và phải ngày càng được cải thiện tốt hơn nếu muốn tăng trưởng bền vững và lâu dài.


Vì vậy, việc đầu tư phát triển các hạ tầng cơ sở mới cũng như duy trì, cải thiện các hệ thống hạ tầng đang có là rất quan trọng. Chúng ta có thể thấy trong thực tiễn, không có một quốc gia nào có thể trở thành một quốc gia phát triển mà lại không đi cùng với một hệ thống hạ tầng tốt.

Yếu tố thứ 3 tôi muốn nói tới là cần có một hệ thống quản trị tốt. Khi nói tới yếu tố này là không chỉ là nói đến vấn đề tham nhũng. Tham nhũng chỉ là một phần của yếu tố quản trị. Một hệ thống quản trị tốt, có trách nhiệm giải trình cao sẽ giúp Chính phủ, khu vực tư nhân và xã hội dân sự đều cùng nêu cao trách nhiệm của mình vì lợi ích chung. Như thế thì dấu hiệu tham nhũng (nếu có) cũng như nguy cơ tham nhũng sẽ giảm đi.

Đó là những yếu tố quan trọng nhất mà chúng tôi cho rằng một quốc gia cần làm được để vượt bẫy thu nhập trung bình. Tất nhiên bên cạnh đó cũng cần nhiều vấn đề khác cần giải quyết.

Chúng tôi cũng thấy rằng ở từng yếu tố trên, Việt Nam đang đạt được những tiến bộ khả quan và với tư cách là một đối tác phát triển của các bạn, ADB đã, đang và sẽ tiếp tục làm việc chặt chẽ với Chính phủ Việt Nam để thúc đẩy tiến triển tốt hơn trên những lĩnh vực mà tôi vừa nêu.

- Ông vừa nhắc tới khu vực tư nhân trong quá trình phát triển của một đất nước. Ông có thể cho biết ADB có những chương trình hỗ trợ tài chính nào cho khu vực tư nhân ở Việt Nam nói riêng và châu Á nói chung không?

Tất nhiên là có, không chỉ ở Việt Nam mà ở tất cả các nước thành viên. Chúng tôi có Ban phụ trách khu vực tư nhân riêng với những quyền lợi và hoạt động tương tự khu vực nhà nước. Chúng tôi cung cấp đầu tư vốn cổ phần, các khoản vay và tài chính thương mại để khuyến khích khu vực kinh tế tư nhân.

Như vậy, kinh tế tư nhân là bộ phận rất quan trọng và ngày càng gia tăng. Vì lẽ đó, chiến lược của chúng tôi tới 2020 là sẽ đưa khu vực tư nhân chiếm khoảng 50% hoạt động của chúng tôi.

Nhưng cũng phải nhấn mạnh rằng khu vực nhà nước rất quan trọng vì có những dự án có thể khó thực hiện đối với tư nhân vì nhiều vấn đề khác nhau mà chỉ Chính phủ mới giải quyết được, chẳng hạn như giải phóng mặt bằng cả một khu vực lớn. Vì thế, chúng tôi rất khuyến khích mô hình hợp tác công tư (PPP) để tận dụng được lợi thế của cả hai khu vực công và tư.
--------------------------------
Tác giả: LAN HƯƠNG
Nguồn: VEF

  • Quản lý chất lượng vật tư nông nghiệp và nông sản: Không thể nói rồi... để đấy
  • Thị trường phát điện cạnh tranh: Lợi thế thuộc về thủy điện
  • Đầu tư công: sẽ cắt giảm được 97.000 tỉ đồng
  • FDI chảy vào đâu?
  • Thấy gì từ báo cáo rà soát đầu tư 2011?
  • Lạm phát và thách thức phát triển
  • Gợi ý cơ chế hợp tác công tư cho Việt Nam
  • Lãnh đạo Tổng cục Thống kê: CPI tháng 5 có thể tăng khoảng 2-2,5%
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi