Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Đầu tư công: sẽ cắt giảm được 97.000 tỉ đồng

Việt Nam dự kiến cắt giảm được gần 97.000 tỉ đồng vốn đầu tư trong năm nay, tương ứng với khoảng 10% tổng vốn đầu tư toàn xã hội trong động thái quyết liệt để hiện thực hoá nghị quyết 11 của Chính phủ nhằm kiềm chế lạm phát leo thang.

Các tập đoàn có tỷ lệ cắt giảm đầu tư không cao nhưng lại có giá trị đáng kể là điện lực, dầu khí, bưu chính viễn thông... Ảnh: Hồng Thái

Theo báo cáo mới nhất của bộ Kế hoạch và đầu tư gửi Thủ tướng Chính phủ, sẽ có 96.888,3 tỉ đồng được cắt giảm bởi các bộ, ngành và các tổng công ty để giúp giảm tổng cầu của nền kinh tế. Trong số đó, đáng kể nhất là 50.000 tỉ đồng cắt giảm từ các nguồn như không kéo dài thời gian giải ngân kế hoạch 2011, không ứng trước vốn kế hoạch 2012, giảm 32% vốn trái phiếu chính phủ và giảm 10% tín dụng đầu tư của Nhà nước; 46.888,3 tỉ đồng còn lại là cắt từ các nguồn bao gồm 5.128 tỉ đồng nguồn ngân sách nhà nước, 2.547,5 tỉ đồng vốn trái phiếu chính phủ và 39.212,2 tỉ đồng vốn đầu tư của các tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước.

Theo báo cáo, thông điệp chính mà bộ trưởng Kế hoạch và đầu tư Võ Hồng Phúc gửi Thủ tướng là: số vốn cắt giảm là “khá thấp” so với số kế hoạch được giao, và nhiều bộ ngành và địa phương “chưa thực hiện quyết liệt” việc cắt giảm.

Thực trạng đầu tư của các tập đoàn

Báo cáo của bộ Kế hoạch và đầu tư tổng hợp số liệu từ 22 tập đoàn kinh tế và tổng công ty nhà nước cho biết, các tập đoàn này có kế hoạch đầu tư số vốn lên đến gần 350.000 tỉ đồng trong năm 2011. Số vốn cắt giảm nêu trên thuộc 907 dự án bị đình, hoãn, giãn tiến độ, và tương ứng với 10,7% tổng số vốn đầu tư phát triển.

Được nêu tên trong danh sách cắt giảm nhiều nhất là tổng công ty Cấp nước Sài Gòn (50,57%), tổng công ty Hàng hải Việt Nam (38,4%). Bên cạnh đó, các tập đoàn có tỷ lệ cắt giảm không cao nhưng lại có giá trị đáng kể là điện lực (hơn 12.159 tỉ đồng), dầu khí (gần 6.595 tỉ đồng), bưu chính viễn thông (3.000 tỉ đồng). Điều đáng nói, phần lớn các dự án đình hoãn này là đầu tư vào trụ sở, văn phòng, mua sắm trang thiết bị đắt tiền không trực tiếp phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh chính, khởi công trong năm 2011 nhưng chưa đủ điều kiện đầu tư (chưa rõ nguồn vốn, chưa đủ điều kiện về giải phóng mặt bằng…)

Báo cáo của bộ trưởng Võ Hồng Phúc gửi Thủ tướng không phân tích sâu nguồn vốn cắt giảm của khu vực kinh tế được xác định là “đầu tàu kinh tế”, song mục tiêu của những dự án cắt giảm đã tự nói lên khu vực kinh tế này đang đầu tư tới hơn 10% tổng số vốn chỉ nhằm trang hoàng cho bộ mặt của mình, thay vì nâng cao năng lực kinh doanh.

Các địa phương vẫn còn nấn ná

Bộ trưởng Võ Hồng Phúc nêu thẳng vấn đề: “Các bộ, ngành và địa phương vẫn còn tư tưởng chờ được Chính phủ có điều chỉnh trong việc đình, hoãn, giãn tiến độ thực hiện các dự án khởi công mới”.

Báo cáo cho biết con số 5.128,6 tỉ đồng được cắt giảm từ vốn đầu tư phát triển nguồn ngân sách nhà nước ở các bộ, ngành, địa phương là của 1.709 dự án. Trong số đó, 1.502 dự án bị cắt giảm chỉ bằng 21% số dự án khởi công mới; và số vốn 3.452,8 tỉ đồng chỉ bằng 23,5% số vốn kế hoạch năm 2011 bố trí cho các dự án khởi công mới. Cũng theo báo cáo này, các bộ ngành trung ương cắt giảm 28,6% số dự án và 18,2% số vốn kế hoạch năm 2011 bố trí cho các dự án khởi công mới. Trong khi đó, các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương cắt giảm 18% số dự án và 15,3% số vốn kế hoạch năm 2011 bố trí cho các dự án khởi công mới.

Theo báo cáo của bộ Kế hoạch và đầu tư, các bộ ngành và địa phương có tổng số vốn đầu tư phát triển nguồn ngân sách nhà nước được phân bổ là 116.461 tỉ đồng cho 15.763 dự án, trong đó, gần 21.837 tỉ đồng cho 5.012 dự án khởi công mới và 94.624 tỉ đồng cho 10.751 dự án chuyển tiếp. Bộ này cũng cho biết nhiều cơ quan và địa phương chưa có báo cáo cắt giảm đầu tư như văn phòng Quốc hội, hội Nhà báo Việt Nam, liên đoàn Bóng đá và 23 tỉnh, thành trong đó có TP.HCM, Thanh Hoá, Bình Dương…

Theo đề nghị của bộ Kế hoạch và đầu tư, Chính phủ cần có biện pháp chế tài, cụ thể, đến 31.5 tới, các bộ ngành, địa phương phải hoàn thành việc rà soát, cắt giảm vốn đầu tư theo nghị quyết 11. Sau thời điểm này, bộ, ngành, địa phương nào chưa cắt giảm, điều chuyển hết số vốn bố trí cho các dự án khởi công mới sẽ bị kiến nghị thu hồi phần vốn thuộc ngân sách trung ương. Ngoài ra, bộ cũng đề nghị thu hồi toàn bộ số vốn bố trí sai mục tiêu, vốn đã phân bổ cho các dự án chưa đủ thủ tục đầu tư; các dự án kém hiệu quả; các dự án được bố trí kế hoạch vốn nhiều năm nhưng triển khai quá chậm; các dự án không có khả năng thực hiện trong năm 2011.

(Theo Tư Giang/sgtt)

  • FDI chảy vào đâu?
  • Thấy gì từ báo cáo rà soát đầu tư 2011?
  • Lạm phát và thách thức phát triển
  • Gợi ý cơ chế hợp tác công tư cho Việt Nam
  • Lãnh đạo Tổng cục Thống kê: CPI tháng 5 có thể tăng khoảng 2-2,5%
  • Việt Nam sẽ kiểm soát được lạm phát
  • "Vấn đề nằm trong chính nội tại của doanh nghiệp"
  • Lựa theo chiều gió
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi