Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Bộ trưởng Công Thương Vũ Huy Hoàng: Siết nhập khẩu ô tô là cần thiết

Theo Bộ trưởng Công Thương Vũ Huy Hoàng, với hệ thống hạ tầng còn bất cập, tình trạng ùn tắc giao thông, tai nạn giao thông ngày một gia tăng, việc siết chặt việc nhập khẩu các mặt hàng xa xỉ thông qua việc ban hành Thông tư số 20 là cần thiết và phù hợp với cam kết gia nhập WTO.

Nhiều DN nhập khẩu ôtô mong được lùi thời hạn thi hành Thông tư 20             Ảnh: Hồng Vĩnh
Nhiều DN nhập khẩu ôtô mong được lùi thời hạn thi hành Thông tư 20. Ảnh: Hồng Vĩnh.

Tại buổi giao ban của Bộ Công Thương ngày 6-6, ông Phan Văn Chinh, Vụ trưởng Vụ Xuất nhập khẩu cho biết, với Thông tư 20 các doanh nghiệp nhập khẩu ô tô có ý kiến phản ánh trái chiều.

Nhiều ý kiến cho rằng, Bộ Công Thương đưa ra quy định bổ sung thủ tục nhập khẩu xe ôtô chở người loại từ 9 chỗ ngồi trở xuống là hơi muộn và phù hợp trong giai đoạn hiện nay.

Về ý kiến cho rằng Thông tư 20 sẽ khiến nhiều doanh nghiệp nhập khẩu phá sản, theo ông Chinh, số liệu của cơ quan Hải quan cho thấy thực tế không trầm trọng như phản ánh của doanh nghiệp. Tính từ đầu năm đến ngày 3-6, có 200 doanh nghiệp tham gia nhập khẩu 18.000 xe ô tô dưới 9 chỗ. Trong đó, chỉ có duy nhất 2 doanh nghiệp FDI, còn lại là 198 doanh nghiệp trong nước.

Có hơn 100 doanh nghiệp nhập khẩu dưới 50 chiếc trong 5 tháng đầu năm. Như vậy, tính bình quân, mỗi tháng mỗi doanh nghiệp nhập 10-15 chiếc.

Về những khó khăn mà doanh nghiệp nhập khẩu ô tô phản ánh, Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng cho biết, trước khi ban hành Thông tư 20, Bộ Công Thương đã bàn với các ngành, bộ liên quan như Tài chính, Ngân hàng Nhà nước, GTVT. Các cơ quan này đều đồng thuận và ủng hộ.

Theo ông Hoàng, nếu một năm Việt Nam nhập 30.000 xe ô tô dưới 9 chỗ, tính bình quân một xe khoảng 30.000- 40.000 USD thì như vậy mỗi năm đã tiêu tốn khoảng 1 tỷ USD để nhập số xe này trong khi số lượng người tiêu dùng không nhiều.

“Với hệ thống hạ tầng còn bất cập, tình trạng ùn tắc giao thông, tai nạn giao thông, vấn đề chất lượng xe nhập khẩu không rõ nguồn gốc ngày một gia tăng thì đây là quy định bắt buộc và cần thiết. Nhiều nước trên thế giới đã áp dụng các biện pháp này từ lâu”- Ông Hoàng nói.

Không giúp hạn chế nhập siêu?

Về những ý kiến do Bộ Công Thương đưa ra trong việc bảo vệ người tiêu dùng, đại diện các doanh nghiệp nhập khẩu ô tô cho rằng, từ năm 1991 đến nay, Chính phủ đã đưa ra những ưu đãi đặc biệt về thuế cho các hãng ô tô liên doanh tại Việt Nam. Để bảo hộ cho xe trong nước, thuế nhập khẩu ô tô nguyên chiếc luôn được duy trì ở mức rất cao.

Tất cả những ưu đãi này nhằm để đổi lấy cam kết tỷ lệ nội địa hóa 50 - 60% của các doanh nghiệp ô tô trong nước. Tuy nhiên, theo số liệu tính đến năm 2010 của Viện Nghiên cứu Chiến lược - Chính sách công nghiệp, Bộ Công Thương, hầu hết các chỉ tiêu nội địa hóa đặt ra đã không đạt được.

“Nếu xe ô tô nhập nguyên chiếc bị hạn chế nhập khẩu thì việc phải bỏ tiền ra nhập linh kiện, phụ tùng về lắp ráp để bù vào số xe nhập nguyên chiếc là đương nhiên. Kết quả, chúng ta vẫn phải dùng chừng đó ngoại tệ để nhập khẩu và mục tiêu kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an sinh xã hội sẽ không thực hiện được, trong khi ngân sách thu được thuế lại thấp hơn nhiều”- Các doanh nghiệp ô tô cho biết.

Theo đại diện một doanh nghiệp nhập khẩu ô tô, việc ban hành Thông tư 20 có thể dẫn đến việc doanh nghiệp chuyển sang nhập khẩu xe cũ. “Các doanh nghiệp mong muốn Chính phủ cho lùi thời hạn thi hành Thông tư 20 để có thời gian tìm hướng chuyển đổi ngành nghề kinh doanh”- Đại diện một doanh nghiệp nhập khẩu ô tô kiến nghị.

Kết quả thanh tra của Bộ Tài chính năm 2009 cũng đã chỉ ra thực tế: tỷ lệ nội địa hóa bình quân tại Toyota Việt Nam chỉ đạt 7%, Suzuki đạt 3%, Ford 2%...

Sau 20 năm được hưởng lợi từ các chính sách ưu đãi của Chính phủ, ngành công nghiệp ô tô của Việt Nam gần như vẫn đang dừng ở điểm xuất phát. Các nhà máy sản xuất ô tô thực chất vẫn chỉ là xưởng lắp ráp xe; gần như toàn bộ các chi tiết, linh kiện quan trọng đều phải nhập khẩu.

(Theo Tienphong Online)

 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi