Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Cần 162,5 nghìn tỷ đồng phát triển kinh tế đảo đến 2020

picture
Kinh tế đảo sẽ được đầu tư mạnh mẽ hơn.

Theo Quy hoạch phát triển kinh tế đảo Việt Nam đến năm 2020 vừa được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, dự tính tổng nhu cầu vốn đầu tư cho hệ thống đảo từ nay đến năm 2020 khoảng 162,5 tỷ đồng.  Trong đó, giai đoạn 2011 – 2015 cần khoảng 51,8 nghìn tỷ đồng.

Mục tiêu đặt ra trong quy hoạch là tạo sự chuyển biến căn bản và vững chắc trong cơ cấu kinh tế đảo, hình thành và phát triển một số ngành mũi nhọn phù hợp với lợi thế của vùng đảo; phấn đấu nâng mức đóng góp của kinh tế biển đảo trong kinh tế cả nước từ 0,2% hiện nay lên 0,5% vào năm 2020 và tốc độ tăng trưởng kinh tế đảo đạt bình quân 14-15%/năm.

Theo quy hoạch này, tập trung xây dựng nhanh hệ thống kết cấu hạ tầng trên các đảo được coi là khâu đột phá chính để thu hút đầu tư và khuyến khích dân ra định cư lâu dài trên các đảo, vừa phát triển kinh tế vừa góp phần bảo vệ an ninh chủ quyền vùng biển, đảo.

 Định hướng phát triển cũng nêu rõ một số ngành có lợi thế cần được tập trung đầu tư như hải sản, du lịch…Theo đó, đến năm 2020 tổng sản lượng hải sản của vùng đảo đạt 300 -350 nghìn tấn. Giá trị ngành hải sản đạt tốc độ tăng trưởng khoảng 7 -8%/năm thời kỳ 2011 – 2020.

Về du lịch, theo quy hoạch, đến năm 2020 phấn đấu sẽ thu hút khoảng 2,7 – 2,8 triệu lượt khách, trong đó có 700 – 850 nghìn khách quốc tế đến vùng đảo. Tốc độ tăng trưởng bình quân thời kỳ 2011 – 2020 khoảng 12,5%/năm.

Quy hoạch cũng sẽ tập trung phát triển các đảo trọng điểm như Đảo Phú Quốc (Kiên Giang), Vân Đồn (Quảng Ninh), Côn Đảo (Bà Rịa-Vũng Tàu), Cô Tô-Thanh Lân (Quảng Ninh), Cát Bà-Cát Hải (Hải Phòng), Lý Sơn (Quảng Ngãi), Phú Quý (Bình Thuận).

Để thực hiện Quy hoạch này, Chính phủ sẽ triển khai đồng bộ các giải pháp liên quan đến hoàn thiện khung pháp lý, phát triển nguồn nhân lực, huy động vốn đầu tư, đẩy mạnh áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, điều tra cơ bản và nghiên cứu khoa học…

(Theo Nguyễn Lê // Vneconomy)

Bài thuộc chuyên đề: Việt Nam: Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2011-2020

  • Chỉ số giá tiêu dùng hạ: Cảnh giác, ngăn chặn lạm phát
  • Năm 2010, chuyên gia kinh tế Prakriti Sofat nhận định: Việt Nam có thể đạt mức tăng trưởng 7%
  • 3 lần khủng hoảng và 3 lần chuyển vị thế của Việt Nam
  • Giải pháp để đạt tốc độ tăng trưởng khoảng 6,5%
  • Chương trình xúc tiến thương mại trong nước: Trái cây Việt cần Nhà nước và doanh nghiệp hỗ trợ
  • Tăng khả năng cạnh tranh bằng các sản phẩm khoa học công nghệ quốc gia
  • Mùa mưa 2010: Hà Nội có chìm trong biển nước?
  • Lựa chọn chính sách và hệ lụy
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi