Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Tăng khả năng cạnh tranh bằng các sản phẩm khoa học công nghệ quốc gia

Việc xây dựng và triển khai Chương trình khoa học và công nghệ, phát triển các sản phẩm trọng điểm mũi nhọn trong các ngành, lĩnh vực then chốt sẽ tạo bước đột phá, tăng khả năng cạnh tranh của nền kinh tế.

Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân : có cơ chế chính sách đột phá thì sản phẩm thu được cũng phải có chất lượng đột phá. - Ảnh: Chinhphu.vn

Ngày 27/4, Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân đã chủ trì cuộc họp với các Bộ, ngành về việc chuẩn bị Chương trình khoa học và công nghệ (KHCN) thúc đẩy phát triển các sản phẩm quốc gia đến năm 2020 để trình Chính phủ.

Chọn 5 sản phẩm khả thi nhất để Nhà nước hỗ trợ

Nhấn mạnh sản phẩm KHCN quốc gia là sản phẩm chủ lực, trọng điểm trong chiến lược phát triển kinh tế- xã hội của đất nước, Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân cho rằng việc phát triển các sản phẩm này phải dựa trên cơ sở khai thác thế mạnh về tài nguyên, kết hợp tiềm lực khoa học và công nghệ trong nước với việc tiếp nhận chuyển giao công nghệ tiên tiến của nước ngoài.

Phó Thủ tướng nhận định, các doanh nghiệp là trung tâm đổi mới công nghệ và ứng dụng công nghệ, các Viện nghiên cứu, trường đại học có vai trò quan trọng tham gia giải quyết  các vấn đề KHCN, hỗ trợ DN để tạo ra sản phẩm quốc gia.

Phó Thủ tướng đề nghị, trong 2 năm 2010- 2011, Bộ KHCN nên chọn ra 5 sản phẩm có tính khả thi nhất để nhà nước có chính sách hỗ trợ kịp thời và có hiệu quả. Tuy nhiên, Phó Thủ tướng cũng đặt yêu cầu, nếu nhà nước tháo gỡ để có cơ chế chính sách đột phá thì sản phẩm thu được cũng phải có chất lượng đột phá.

“Thị trường đóng vai trò đầu kéo và khoa học công nghệ sẽ thúc đẩy để tạo ra những sản phẩm KHCN chất lượng, được xã hội thừa nhận và sử dụng hiệu quả”, Phó Thủ tướng bày tỏ.

Việc xây dựng và triển khai Chương trình khoa học và công nghệ, phát triển các sản phẩm trọng điểm mũi nhọn trong các ngành, lĩnh vực then chốt sẽ tạo bước đột phá, tăng khả năng cạnh tranh của nền kinh tế.

Phó Thủ tướng yêu cầu trước 10/5, Bộ KHCN hoàn chỉnh lần cuối cùng để xin ý kiến các Bộ, ngành với mục tiêu sẽ trình Chương trình này tại phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 6/2010.

Sản phẩm KHCN còn hạn chế về công nghệ và ứng dụng

Phát triển các sản phẩm KHCN trọng điểm mũi nhọn sẽ tạo bước đột phá, tăng khả năng cạnh tranh của nền kinh tế

Đánh giá hiện trạng phát triển các sản phẩm trọng điểm, chủ lực trong nước giai đoạn từ 1998 đến nay, Bộ trưởng KHCN Hoàng Văn Phong cho biết toàn quốc đã thực hiện 29 chương trình tự động hóa với kinh phí hỗ trợ 88,4 tỷ đồng.

Tổng số dự án dự kiến triển khai (tính đến hết năm 2006) là 52 dự án với kinh phí hỗ trợ là 257,5 tỷ đồng.

Chương trình công nghệ vật liệu đã thực hiện được 21 dự án với tổng kinh phí 747 tỷ đồng, trong đó hỗ trợ từ nguồn ngân sách nhà nước là 122,390 tỷ đồng.

Các chương trình kỹ thuật-kinh tế đã bước đầu tạo ra các sản phẩm mới có hàm lượng khoa học công nghệ cao, chứng tỏ các ngành có thể làm chủ được công nghệ, từng bước chiếm lĩnh thị trường nội địa và thay thế nhập khẩu. Nhiều dự án đã thu hồi được vốn đầu tư và tiếp tục khẳng định được uy tín và thương hiệu trên thị trường.

Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện, một số nhược điểm trong cơ chế tài chính, cơ chế quản lý…đã bộc lộ. Vì vậy từ năm 2007, Bộ KHCN đã quyết định không xem xét các dự án phát triển các sản phẩm KHCN trọng điểm, chủ lực mới.

Còn theo đánh giá chung của các nhà khoa học và chuyên gia KHCN Việt Nam, nhìn chung, các sản phẩm KHCN của Việt Nam chưa tạo được công nghệ mang tính đột phá, một số kết quả nghiên cứu không thể áp dụng vào sản xuất vì công nghệ chưa ổn định và hoàn chỉnh.

Nhìn từ phía doanh nghiệp, nhu cầu ứng dụng KHCN còn thấp. Doanh nghiệp không được khuyến khích và ít quan tâm nhập khẩu các bí quyết công nghệ cao để tạo dựng năng lực cạnh tranh dài hạn.

Đặc biệt, nguồn nhân lực có trình độ cao còn yếu và thiếu, ít kinh nghiệm thực tiễn. Hạ tầng cơ sở, trang thiết bị phục vụ nghiên cứu khoa học còn chưa đồng bộ và lạc hậu.

(Theo Từ Lương // Tin Chính phủ)

  • Mùa mưa 2010: Hà Nội có chìm trong biển nước?
  • Lựa chọn chính sách và hệ lụy
  • Chiến lược và quy hoạch phát triển Hà Nội: Cần xác định điểm nhấn, động lực
  • Tìm mô hình tăng trưởng mới
  • Các giải pháp đảm bảo tăng trưởng 6,5% năm 2010
  • Kinh tế quý I: Khả quan và thách thức
  • Việt Nam cần rút dần các biện pháp kích thích kinh tế
  • Bình ổn giá và kiềm chế lạm phát Không để “té nước theo mưa”
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi