Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Tiến sĩ Nguyễn Minh Phong: Tái cấu trúc nền kinh tế Việt Nam

Dây chuyền ép nhựa melamine trị giá 4 triệu đô la Mỹ của Công ty Phát Thành mới đầu tư. Ảnh: Lê Toàn.

Tranh thủ cơ hội thuận lợi, kịp thời bổ sung, thay thế và trang bị mới hệ thống máy móc, thiết bị công nghệ hiện đại nhằm phát triển kinh tế đất nước một cách bền vững, đó là mục tiêu mà bản đề án tái cấu trúc nền kinh tế Việt Nam nhắm tới.


Bài viết này nhằm cung cấp thêm một số thông tin xung quanh xu hướng tái cấu trúc kinh tế đang diễn ra trên thế giới để tham khảo.


Nhiều nền kinh tế đang khởi động những quá trình tái cấu trúc chưa từng có trong lịch sử.


Đối với các sản phẩm
: đang và sẽ có sự cải thiện căn bản về danh mục, chủng loại, chất lượng, hình dáng, công dụng và giá cả của hàng loạt sản phẩm, hàng hóa và dịch vụ theo hướng đa dạng hơn, gọn nhỏ hơn, nhiều chức năng hơn, tiện lợi, tinh xảo hơn, tiết kiệm năng lượng và rẻ hơn, do đó, phổ cập rộng rãi hơn. Sẽ xuất hiện hàng loạt sản phẩm và dịch vụ hoàn toàn mới. Vòng đời sản phẩm sẽ ngắn đi, thậm chí rất ngắn.


Trong cơ cấu tiêu dùng mới, tỷ trọng lớn sẽ thuộc về thông tin và những phương tiện cung cấp, xử lý và phân tích thông tin...

 

 
Công nghệ mới khiến giá trị của thông tin trở nên đắt hơn. Chất lượng nắm bắt, xử lý các thông tin trở thành nhân tố quyết định chất lượng sống, cũng như sự thành công của mỗi cá nhân và doanh nghiệp, do đó, của cả quốc gia.


Đối với các công ty
: sẽ có hai xu hướng diễn ra song song. Một mặt, nền kinh tế quốc gia và thế giới càng lớn và mở rộng hơn thì các công ty trung bình và nhỏ sẽ càng thống trị và có tương lai hơn.


Các doanh nghiệp sẽ được tổ chức theo quy mô nhỏ (thậm chí có công ty một người), phi tập trung hóa, giảm bớt các khâu trung gian, cơ cấu thành nhiều đơn vị độc lập, có quyền tự chủ cao, giảm bớt tệ nạn quan liêu, được chuyên môn hóa cao, có tinh thần hợp tác, hoạt động mang tính toàn cầu, chặt chẽ và tuân thủ những tiêu chuẩn đạo đức ngày càng cao hơn.


Mặt khác, sự hợp nhất để trở thành lớn hơn, mạnh hơn, giảm chi phí và có sức cạnh tranh hơn, đáp ứng những nhu cầu to lớn của nền kinh tế tương lai sẽ trở thành xu hướng vận động của các tổ hợp kinh doanh dịch vụ tài chính ngân hàng và thông tin.


Sẽ ngày càng có nhiều tập đoàn xuyên quốc gia có giá trị tài sản lớn hơn GDP của một nước, thậm chí của nhiều nước. Các công ty xuyên quốc gia đang kiểm soát hai phần ba chu chuyển ngoại thương và đầu tư quốc tế và sẽ không mất đi vai trò to lớn của chúng trong việc tạo động lực cho tăng trưởng và tái cấu trúc nền kinh tế toàn cầu.


Đối với các nền kinh tế quốc gia và quốc tế
:


Các cấu trúc ngành nghề sẽ chuyển dịch theo hướng:


    • Thu hẹp và mất đi các ngành khai thác, chế biến nguyên liệu truyền thống; xuất hiện những ngành khai thác, chế biến nguyên liệu mới thích hợp.


    • Các ngành sản xuất truyền thống được chuyển thành những ngành sản xuất kỹ thuật cao và hàng loạt ngành sản xuất mới sẽ nổi lên với cơ cấu phát triển lên tầng lớp ngày càng cao hơn.


    • Các ngành dịch vụ sẽ chiếm tỷ trọng lớn nhất và đem lại nhiều lợi nhuận nhất trong nền kinh tế quốc gia và quốc tế.


    • Công nghiệp quốc phòng thuần túy sẽ giảm tỷ trọng, hoặc định hướng “kiêm nhiệm” các hoạt động kinh doanh có tính dân sự.


    • Các công nghệ mới, các xa lộ thông tin, vận tải toàn cầu phát triển, đang thu hẹp lại khoảng cách của các quốc gia, đồng thời mở rộng giới hạn không gian kinh tế và đẩy nhanh tốc độ lưu chuyển các yếu tố của hoạt động tái sản xuất kinh tế - xã hội.


Nền công nghiệp mới, tự động hóa và có tính toàn cầu sẽ xuất hiện cùng với nền kinh tế thị trường toàn cầu. Chế độ tổ chức lao động của công ty và quốc gia cũng thay đổi mạnh. Sẽ bớt đi kiểu làm việc tập trung tại công sở và chế độ ăn lương suốt đời tại một công ty, một quốc gia. “Nền kinh tế nợ” sẽ trở thành đặc trưng cho mọi công ty và quốc gia. Các hoạt động tài chính - tín dụng sẽ ngày càng trở thành vũ khí cạnh tranh và công cụ “đồng hóa” một công ty, một quốc gia lợi hại nhất.


Tình trạng nợ khó đòi và tín dụng không hiệu quả sẽ gia tăng, kéo theo những xung lực tiềm ẩn gây bất ổn định thị trường tài chính - tiền tệ quốc gia và quốc tế, đồng thời đặt ra yêu cầu bức bách hoàn thiện và nâng cao hiệu quả hoạt động giám sát an toàn tài chính - tín dụng cả ở cấp vi mô lẫn cấp vĩ mô (cấp quốc gia lẫn khu vực và quốc tế).


Tóm lại, do sự tác động qua lại và chuyển hóa lẫn nhau của các xu hướng đã nêu trên đây, toàn cảnh nền kinh tế thế giới tương lai sẽ là một bức tranh không cố định cả về màu sắc và bố cục. Độ nhạy cảm và sự phụ thuộc lẫn nhau giữa các vấn đề và sự kiện trong và ngoài nước gia tăng. Biên giới và chủ quyền quốc gia theo nghĩa truyền thống sẽ bị “mờ” dần. Các định chế khu vực và quốc tế ngày càng ảnh hưởng chi phối chính sách và định hướng sự phát triển của mỗi nước.


Yêu cầu tái cấu trúc nền kinh tế Việt Nam


Hiện tại, bản đề án tái cấu trúc nền kinh tế đang được Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì xây dựng với sự phối hợp của các bộ, ngành, doanh nghiệp, địa phương, cũng như tham khảo ý kiến các nhà khoa học. Mục tiêu của đề án, theo chỉ đạo của Chính phủ, là: “để tranh thủ cơ hội thuận lợi, kịp thời bổ sung, thay thế và trang bị mới hệ thống máy móc, thiết bị công nghệ hiện đại nhằm phát triển kinh tế đất nước một cách bền vững”. Nội dung của tái cấu trúc bao gồm tái cấu trúc cơ cấu kinh tế, cơ cấu sản xuất, cơ cấu đầu tư, cơ cấu sản phẩm ngành nghề, sắp xếp và cấu trúc lại doanh nghiệp nhà nước…


Để quá trình tái cấu trúc nền kinh tế đạt được mục tiêu đặt ra, cần bảo đảm các nguyên tắc sau:


    - Thứ nhất, hình thành nền kinh tế với cơ cấu hai tầng. Tầng trên là các doanh nghiệp lớn, hiện đại. Tầng dưới là các doanh nghiệp nhỏ và vừa liên kết chặt chẽ với nhau và với tầng trên.


    - Thứ hai, khuyến khích việc sáp nhập để phát triển các tập đoàn kinh tế lớn, đa sở hữu, kinh doanh đa ngành, hoạt động xuyên quốc gia.


    - Thứ ba, hình thành các sản phẩm chủ lực, quy mô lớn, có hiệu quả và phát huy lợi thế so sánh chung của đất nước, của địa phương và của doanh nghiệp.


    - Thứ tư, có sự tham gia rộng rãi, tự nguyện của các doanh nghiệp và đối tác liên quan theo nguyên tắc thị trường, đồng thời đề cao vai trò nhạc trưởng của Nhà nước thông qua các công cụ luật pháp và ngân sách.


    - Thứ năm, cần bắt đầu tái cấu trúc theo từng ngành và sản phẩm kinh tế chủ lực từ đó hình thành phương án chung của cả nước; mở rộng quá trình cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nước. Đặc biệt, cần đề cao vai trò của SCIC (Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn nhà nước) trong việc chủ động mua bán các cổ phần doanh nghiệp để định hướng và thúc đẩy quá trình này.


Cần nhấn mạnh rằng, điều quan trọng là cần khẩn trương chuẩn bị những điều kiện về mọi mặt cho cuộc tái cơ cấu nền kinh tế, mà mấu chốt vẫn là các ngành kinh tế lớn cần chủ động tìm ra một hướng đi thích hợp, bền vững. Nếu đề án được xây dựng bởi một bộ phận công chức ngành hẹp và thiếu thông tin sẽ tạo ra một sản phẩm bất cập, khó khả thi, thậm chí gây tổn thất chung cho nền kinh tế.

 

(Theo TS. Nguyễn Minh Phong // Thời báo kinh tế Sài Gòn)

  • Có nên tung gói kích cầu thứ hai vào lúc này?
  • Xăng dầu nặng gánh
  • Giám sát tập đoàn: Sáu hạn chế về cơ chế, chính sách quản lý vốn
  • Nhận diện để phát huy hiệu quả sản xuất
  • Bình đẳng giữa các DN thuộc mọi thành phần kinh tế
  • Gần 50% tập đoàn, tổng công ty có hiệu quả hoạt động thấp
  • Chính sách xuất khẩu gạo và an ninh lương thực quốc gia
  • Vốn tại các Tập đoàn, TCty nhà nước: Vẫn chuyện quản lý - giám sát
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi