Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Có nên tung gói kích cầu thứ hai vào lúc này?

picture
Giáo sư Nguyễn Minh Thuyết, Ủy ban Văn hóa - Giáo dục - Thanh thiếu niên nhi đồng của Quốc hội, đại biểu Quốc hội tỉnh Lạng Sơn.

Thông tin về gói kích cầu thứ hai vừa được Chính phủ thông qua đã và đang nhận được sự quan tâm đặc biệt của các vị đại biểu Quốc hội. Nhất là khi chỉ còn hai ngày nữa, Quốc hội sẽ thông qua nghị quyết về kế hoạch phát triển kinh tế, xã hội năm 2010.

Bên lề phiên họp Quốc hội ngày 4/11, Phó chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Kiên và nhiều vị đại biểu khác cho rằng cần thiết phải duy trì chính sách kích thích kinh tế theo mục tiêu trung và dài hạn.

Riêng Giáo sư Nguyễn Minh Thuyết, Phó chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa - Giáo dục - Thanh thiếu niên nhi đồng của Quốc hội của Quốc hội, đại biểu Quốc hội tỉnh Lạng Sơn, cho rằng: “Không nên tung gói kích cầu thứ hai vào lúc này, vì hiện nay lạm phát đã bắt đầu quay trở lại, nếu tung ra một khoản tiền lớn nữa thì khó mà kiềm chế được lạm phát.”

Thưa ông, trả lời phỏng vấn mới đây trên VnEconomy, Phó chủ nhiệm Ủy ban Tài chính – Ngân sách của Quốc hội, Tiến sỹ Đinh Văn Nhã đã cho biết sẽ có phiếu xin ý kiến đại biểu Quốc hội về một số vấn đề liên quan đến ngân sách, trong đó có việc tiếp tục chính sách kích thích kinh tế?

Sáng nay tôi có nhận được phiếu hỏi ý kiến nhưng không có nội dung gì liên quan đến gói kích cầu thứ hai.

Tại phiên thảo luận về thu chi ngân sách, ông đã “phê” Chính phủ một mình quyết định gói kích cầu thứ nhất nên Quốc hội không thể có ý kiến gì ngoài những lời khuyên. Vậy gói thứ hai này theo ông có cần phải trình Quốc hội?

Theo dõi trên báo chí thì tôi thấy Chính phủ chỉ nói là sử dụng quỹ dự trữ ngoại hối 18 nghìn tỷ đồng cho gói kích cầu tiếp theo. Mà quỹ này thuộc quyền điều hành của Chính phủ thì Chính phủ có thể tự quyết định.

Nhưng những việc như thế này, theo tôi, tốt nhất nên báo cáo trước Quốc hội, không phải để Quốc hội quyết định vì nó thuộc quyền điều hành của Chính phủ, mà báo cáo Quốc hội để tạo sự đồng thuận.

Thưa ông, ông nghĩ thế nào trong khi nhiều vị đại biểu Quốc hội đề nghị dừng đúng hạn hỗ trợ lãi suất ngắn hạn để tránh tạo ra sự bất bình đẳng, bản thân ông cũng đã phát hiện chuyện “kích cầu cho hàng xóm” nhưng Chính phủ vẫn quyết định kéo dài hỗ trợ lãi suất ngắn hạn đến hết quý 1 năm 2010?

Chuyện “kích cầu cho hàng xóm” nghĩa là doanh nghiệp được vay với lãi suất thấp chạy sang Trung Quốc mua phân hóa học, thuốc trừ sâu… về bán tại Việt Nam cũng có thể trở nên phổ biến. Vì mình hỗ trợ lãi suất cho tất cả các doanh nghiệp mà không có phân biệt họ sản xuất hay kinh doanh mặt hàng gì, nên dễ xảy ra chuyện đó lắm.

Tôi còn biết một số doanh nghiệp lợi dụng việc hỗ trợ lãi suất ngắn hạn này. Thậm chí họ đã chuẩn bị sẵn hóa đơn đỏ, khi có quyết định hỗ trợ lãi suất 4% thì chạy lên ngân hàng làm giấy vay tiền với lãi suất 4%, nộp hóa đơn đỏ và tự dưng được hưởng từ vài chục đến trăm triệu ngon ơ.

Như vậy, những hạn chế của gói kích cầu thứ nhất cũng là lý do để ông cho rằng chưa nên thực hiện thêm gói kích cầu tại thời điểm này?

Đấy là lý do rất quan trọng. Vì hiện nay chưa có sự tổng kết, cũng chưa đánh giá sâu hiệu quả của gói kích cầu thứ nhất.

Không có ai bóc tách được tiền kích cầu đi những đâu, hiệu quả sản xuất thế nào. Tôi đã đến từng doanh nghiệp ở địa bàn mà tôi đi giám sát rồi, hỏi thì họ nói họ cũng không bóc tách được. Vậy thì làm sao biết ai chơi chứng khoán, ai đầu tư bất động sản, và ai chẳng mất thì giờ sản xuất, kinh doanh gì cũng thu lời được từ... tiền hỗ trợ.  

Một khi mình chưa kiểm soát được cái cũ mà đã tung ra cái mới, thì theo tôi là chưa thận trọng.

(Theo Vneconomy)

  • Xăng dầu nặng gánh
  • Giám sát tập đoàn: Sáu hạn chế về cơ chế, chính sách quản lý vốn
  • Nhận diện để phát huy hiệu quả sản xuất
  • Bình đẳng giữa các DN thuộc mọi thành phần kinh tế
  • Gần 50% tập đoàn, tổng công ty có hiệu quả hoạt động thấp
  • Chính sách xuất khẩu gạo và an ninh lương thực quốc gia
  • Vốn tại các Tập đoàn, TCty nhà nước: Vẫn chuyện quản lý - giám sát
  • Năm 2010 sẽ hình thành quỹ kích thích kinh tế
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi