Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Tiếp tục thực hiện gói kích cầu thứ 2 : Nhưng có trọng tâm, trọng điểm

Kết thúc phiên họp thường kỳ Chỉnh phủ tháng 10/2009, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng nêu rõ “Tiếp tục thực hiện chính sách kích thích kinh tế nhưng có trọng tâm, trọng điểm để đảm bảo mục tiêu phục hồi tăng trưởng trong năm 2010 cao hơn năm 2009, giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, ngăn ngừa lạm phát cao trở lại và bảo đảm an sinh xã hội gắn với nâng cao chất lượng, hiệu quả, sức cạnh tranh của nền kinh tế”.

Cụ thể, đối với gói hỗ trợ lãi suất 4% vay vốn tín dụng cho các khoản vay vốn trung, dài hạn để đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh, mua máy móc thiết bị phục vụ sản xuất nông nghiệp... tiếp tục kéo dài tới hết 31/12/2010 và căn cứ vào tình hình cụ thể, có thể xem xét điều chỉnh mức lãi suất này xuống dưới 4%. Đối với khoản hỗ trợ lãi suất 4% cho vay vốn lưu động của các DN không phân biệt thành phần kinh tế được kéo dài tới hết quý I/2010 nhưng giảm mức hỗ trợ lãi suất xuống 2% và thu hẹp đối tượng thụ hưởng. Trong đó, gói hỗ trợ này sẽ ưu tiên cho các DN sử dụng nhiều lao động, các DN làm hàng xuất khẩu. Theo công bố của Bộ KH-ĐT, trong gói kích cầu thứ nhất, riêng gói hỗ trợ lãi suất (18.000 tỷ đồng) thì đến hết năm 2009 mới chi hết khoảng 10.000 tỷ đồng, còn khoảng 8.000 tỷ đồng sẽ tiếp tục thực hiện trong năm 2010.

Theo Báo điện tử Chính phủ, thông tin cập nhật tới thời điểm hiện tại, quy mô của gói kích thích kinh tế và đảm bảo an sinh xã hội khoảng 122 nghìn tỷ đồng (khoảng 6,9 tỷ USD). Ước thực hiện trong năm 2009 khoảng 100,6 nghìn tỷ đồng (tương ứng với khoảng 5,7 tỷ USD). Số còn lại sẽ được sử dụng trong thời gian tới.
Chính phủ quyết tâm giữ nguyên hơn 180.000 tỷ đồng tổng vốn đầu tư phát triển của nhà nước, đồng thời khẳng định nếu quản lý và sử dụng hiệu quả nguồn vốn này sẽ không xảy ra lạm phát đến 2 con số. Trong 2 tháng cuối năm, Thủ tướng yêu cầu các bộ ngành, địa phương phải thực hiện quyết liệt để bảo đảm GDP tăng 5,2%, lạm phát dưới 7%. Đại diện Bộ KH-ĐT ông Bùi Hà - Vụ trưởng Vụ Kinh tế lạc quan nhận định: Chính phủ đã có kinh nghiệm trong điều hành, vì thế không lo ngại năm 2010 sẽ lạm phát. Nếu đưa tiền ra mà không làm gì sẽ gây lạm phát. Nhưng nếu quản lý, điều hành tốt thì không sao. Chính phủ phấn đấu lạm phát năm tới có thể chỉ 6%.

Bắt đầu từ năm 2010, Chính phủ sẽ không áp dụng chính sách miễn giảm thuế nhằm ngăn chặn suy giảm kinh tế trong năm 2009 gồm thuế thu nhập DN, thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập cá nhân và lệ phí. Tuy nhiên, Chính phủ đồng ý tiếp tục giãn thời hạn nộp thuế thu nhập DN 3 tháng đối với DN sản xuất, gia công dệt may, da, giày để hỗ trợ các DN giảm gánh nặng do dồn kỳ nộp thuế từ năm 2009; tiếp tục thực hiện các biện pháp hoàn thuế, giãn thời gian nộp thuế nhập khẩu như năm 2009.

Về gói hỗ trợ an sinh xã hội, Chính phủ quyết định giữ nguyên các mục tiêu đã đề ra, bảo đảm đủ vốn cho vùng nghèo, vùng bị thiên tai, tăng cường hỗ trợ cho nông dân về kênh mương, thủy lợi. Một yêu cầu nữa được Thủ tướng đặt ra cho các bộ, ngành chức năng là triển khai hiệu quả công tác phòng chống tham nhũng, lãng phí; giải quyết triệt để các vụ việc khiếu nại, tố cáo kéo dài. Việc giảm bội chi ngân sách được thực hiện bằng cách phấn đấu tăng thu và cắt giảm các khoản chi không cần thiết (như hội họp, tiếp khách, xăng xe) chứ không thực hiện bằng cách cắt giảm các khoản chi an sinh xã hội.

(Theo Bá Tú // Diễn đàn doanh nghiệp)

  • Tiến sĩ Nguyễn Minh Phong: Tái cấu trúc nền kinh tế Việt Nam
  • Có nên tung gói kích cầu thứ hai vào lúc này?
  • Xăng dầu nặng gánh
  • Giám sát tập đoàn: Sáu hạn chế về cơ chế, chính sách quản lý vốn
  • Nhận diện để phát huy hiệu quả sản xuất
  • Bình đẳng giữa các DN thuộc mọi thành phần kinh tế
  • Gần 50% tập đoàn, tổng công ty có hiệu quả hoạt động thấp
  • Chính sách xuất khẩu gạo và an ninh lương thực quốc gia
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi