Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Cần thay đổi mô hình tiêu dùng không bền vững

Ảnh chỉ có tính minh họa. (Nguồn: Internet)

Các đại biểu tham dự kỳ họp thứ 18 Ủy ban Liên hợp quốc về Phát triển bền vững (UNCSD) ngày 3/5 đã khẳng định nhu cầu cấp thiết đối với cộng đồng thế giới hiện nay là phải thay đổi mô hình tiêu dùng không bền vững để duy trì cân bằng sinh thái của Trái Đất.

Các đại biểu tập trung thảo luận các biện pháp sử dụng bền vững nguồn tài nguyên của thế giới cũng như phương thức tốt nhất để vừa đảm bảo phát triển kinh tế vừa hạn chế xu hướng tiêu dùng tài nguyên gây suy thoái môi trường hiện nay.

Phó Tổng Thư ký Liên hợp quốc về vấn đề kinh tế xã hội Sha Zukang nêu rõ để đạt được các Mục tiêu Phát triển Thiên niên kỷ, xử lý tốt biến đổi khí hậu và đảm bảo mọi công dân Trái Đất đều có cơ hội bình đẳng về một tương lai tốt đẹp hơn, nhân loại cần nỗ lực đảo ngược các xu thế tiêu dùng phá hoại hệ sinh thái, khí hậu, các nguồn cung cấp lương thực, nước và sức khỏe hiện nay. Phát triển bền vững cần thay đổi các giá trị và các nguyên tắc tác động trực tiếp đến chiến lược phát triển và lối sống.

UNCSD bắt đầu định kỳ hai năm kiểm điểm các vấn đề toàn cầu về phát triển bền vững như quản lý nước, vận tải, hóa chất, khai mỏ và khuôn khổ 10 năm các chương trình sản xuất và tiêu dùng bền vững.

Bên cạnh đó UNCSD còn bàn các biện pháp trợ giúp công nghệ thân thiện với môi trường cho các nước nghèo, giúp các công ty phát triển các mô hình kinh doanh "xanh" hơn và giúp người tiêu dùng có lối sống bền vững hơn, đặc biệt là phát triển bền vững ở các quốc đảo nhỏ đang phát triển.

Liên hợp quốc nêu rõ với dân số toàn cầu đã lên tới 6,75 tỷ người, cùng với sản xuất và tiêu dùng tiếp tục tăng lên theo nhịp độ tăng dân số, các hệ sinh thái trên Trái Đất đang trong tình trạng "quá tải."

Hơn 60% dịch vụ hệ sinh thái đang xuống cấp hoặc bị sử dụng không bền vững. Tỷ lệ tiêu dùng cao không được chia sẻ công bằng, trong đó 20% dân số thế giới ở các nước thu nhập cao tiêu dùng tới 77% tổng tiêu dùng vào năm 2005, trong khi 20% dân số ở các nước nghèo nhất chỉ tiêu dùng 1,3%.

Hội nghị UNCSD năm 2010, với sự tham dự của các bộ trưởng phát triển kinh tế và môi trường của các nước thành viên Liên hợp quốc và đại diện của hơn 1.000 tổ chức phi chính phủ, được coi là diễn đàn huy động ý chí chính trị thúc đẩy các hành động chính sách và biện pháp cụ thể cũng như các quan hệ đối tác nhằm đẩy nhanh tiến trình phát triển bền vững./.

(TTXVN)

  • Năm 2010 có thể đạt mục tiêu tăng trưởng kinh tế 6,5%
  • “Khoảng trống CNTT” trong doanh nghiệp
  • Dự án nào cần Quốc hội quyết chủ trương đầu tư?
  • Quả ngọt dễ hái không còn nữa
  • “Việt Nam, thị trường triển vọng nhất trong ASEAN”
  • Nhiều nhưng chưa cần
  • Vay vốn cải tạo môi trường sản xuất: Doanh nghiệp kêu khó, nhà nước bảo không
  • ĐBSCL trước thách thức kép
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi