Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Chỉ số sản xuất công nghiệp tăng thấp, tồn kho tăng cao

picture
Tổng cục Thống kê cho hay chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) tháng 7/2012 tăng 3,2% so với tháng trước và tăng 6,1% so với cùng kỳ năm trước.

Theo báo cáo của Tổng cục Thống kê, chỉ số tồn kho tại thời điểm 1/7/2012 của ngành công nghiệp chế biến tăng 21% so với cùng thời điểm năm trước, mặc dù mức tăng này có giảm so với các tháng trước.

Tuy nhiên, một số ngành vẫn có chỉ số tồn kho tăng cao, chẳng hạn sản xuất phân bón và hợp chất ni tơ tăng 103,3%; sản xuất thiết bị truyền thông tăng 98,5%; sản xuất sản phẩm thuốc lá tăng 74,4%; sản xuất các thiết bị khác bằng kim loại tăng 68,5%; sản xuất sản phẩm từ plastic tăng 61,5%.

Một số mặt hàng quan trọng và có khối lượng sản xuất lớn cũng tồn kho cao, chẳng hạn sản xuất linh kiện điện tử tăng 53,8%; sản xuất xi măng tăng 49,2%; chế biến, bảo quản thủy sản và các sản phẩm từ thủy sản tăng 39,4%; may trang phục (trừ trang phục từ da lông thú) tăng 35%; sản xuất thức ăn gia súc, gia cầm và thủy sản tăng 33,3%; sản xuất sắt, thép, gang tăng 20,8%.

Ngược lại, một số mặt hàng thuộc diện hàng tiêu dùng thiết yếu đang có chỉ số tồn kho tăng thấp hoặc giảm, chẳng hạn sản xuất bia tăng 15,9%; sản xuất pin và ắc qui tăng 11,3%; sản xuất sản phẩm điện tử dân dụng tăng 10%; sản xuất xe có động cơ tăng 9,4%; chế biến sữa và các sản phẩm từ sữa tăng 2,7%; sản xuất sợi tăng 1,6%; sản xuất thuốc, hóa dược và dược liệu tăng 1,1%.

Tổng cục Thống kê cũng cho hay chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) tháng 7/2012 tăng 3,2% so với tháng trước và tăng 6,1% so với cùng kỳ năm trước. Tính chung bảy tháng, chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp tăng 4,8% so với cùng kỳ năm trước.

Trong chỉ số sản xuất chung bảy tháng của toàn ngành công nghiệp, chỉ số sản xuất ngành công nghiệp khai thác mỏ tăng 3,2%, đóng góp 0,7 điểm phần trăm vào mức tăng của toàn ngành; công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 4,3%, đóng góp 3,1 điểm phần trăm; ngành sản xuất phân phối điện, khí đốt tăng 13,7%, đóng góp 0,9 điểm phần trăm; ngành cung cấp nước, quản lý và xử lý nước thải, rác thải tăng 9,8%, đóng góp 0,1 điểm phần trăm.

Một số ngành công nghiệp có mức sản xuất bảy tháng tăng cao so với cùng kỳ năm 2011 là đóng tàu và cấu kiện nổi tăng 156,6%; sản xuất thiết bị truyền thông tăng 74,3% sản xuất phụ tùng xe có động cơ tăng 54,2%; sản xuất linh kiện điện tử tăng 31,6%; chế biến sữa và các sản phẩm từ sữa tăng 19,9%; sản xuất thuốc, hóa dược và dược liệu tăng 17,9%; sản xuất thức ăn gia súc, gia cầm và thủy sản tăng 14,4%; sản xuất đường tăng 12,8%; khai thác dầu thô tăng 11,9%.

(Theo Vneconomy)

  • Vì sao CPI tháng 7 giảm mạnh nhất kể từ năm 2009?
  • Bình ổn giá: Phần nổi trong tảng băng chìm
  • ANZ: Tăng trưởng của Việt Nam 6 tháng cuối năm sẽ “khá hơn”
  • Nửa cuối 2012: Hàng loạt doanh nghiệp sẽ tiếp tục phá sản
  • Gỡ “nút thắt” cho hàng bình ổn
  • “Việt Nam muốn cứu tăng trưởng, không dễ!”
  • Vì sao có những "nút thắt" làm kinh tế suy giảm?
  • 2015: Tập đoàn nhà nước rút hết vốn đầu tư ngoài ngành
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi