Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Chính phủ trữ muối, doanh nghiệp nhập?

Chính phủ  bỏ  tiền  ra  mua muối thông qua  việc thực hiện  chính  sách  cho  vay  bù  lãi  suất  để  doanh  nghiệp thu  mua tạm  trữ  muối trong khi  Bộ  Công  thương  lại cấp  quota  cho  doanh nghiệp  nhập  khẩu muối. Một điều tưởng như vô  lý vẫn đang  diễn  ra và  chưa  biết  đến  vụ  muối  năm nào  mới  có  thể chấm  dứt  được.

Muối: Ế vẫn ế, nhập vẫn nhập!


Vào giữa  vụ  muối  năm  2010, Chính phủ  đã có chỉ  đạo  đảm bảo thu  mua muối  tạm trữ tạo điều  kiện  cho  diêm dân  không  bị  lỗ  và muối không ế  thừa trong năm  2010. Thời hạn  mua tạm  trữ 200.000  tấn muối  cho  diêm  dân  sắp  hết (từ  1-6 đến  30-9- 2010) nhưng tính  đến  thời  điểm này, số  lượng  muối còn  tồn đọng  trong diêm  dân vẫn còn vài chục  nghìn  tấn.

Tổng  công  ty  Lương  thực  miền  Bắc  đơn vị  được Bộ  Nông  nghiệp  và  Phát  triển nông thôn (NN-PTNT) giao  chỉ tiêu  mua  tạm  trữ  muối  thì  nay mới  chỉ  triển khai  thu  mua  được  gần  1/3 sản lượng  muối tồn đọng, tương  đương  khoảng 15.000 tấn/50.000 tấn. Mặt  khác, với  giá được  giao  là  từ  750 đồng - 800 đồng/kg,  nhưng  trên thực  tế  giá thu  mua chỉ vào khoảng 400 – 450  đồng/kg vì lý do  các  doanh  nghiệp không  mặn  mà  thu  mua  vì lo ngại   muối  không  đạt  chất lượng, khó  tiêu  thụ. Diêm  dân  đang  rơi  vào tâm lý hoang mang khi mùa vụ mới sắp bắt đầu mà lượng muối vẫn còn tồn quá nhiều,  việc  mua  muối tạm  trữ  thì đang dậm châm  tại  chỗ không chỉ  vì  chất lượng  muối  thấp  mà còn vì  thiếu  kho  bãi  để tạm  trữ.

Sở NN&PTNT TP. Hồ Chí Minh cho biết, trong thời gian tới, Sở mới tiến hành đề xuất xây dựng kho dự trữ muối quốc gia tại xã Lý Nhơn (huyện Cần Giờ) với công suất từ 10.000 - 20.000 tấn để chủ động thu mua dự trữ muối giúp bà con làm muối. Có nghĩa là hiện  tại diêm  dân chắc  chắn chưa thể bán được muối.

Trong khi đó, mới đây, một  số doanh nghiệp đề nghị nhập khẩu muối để phục vụ sản xuất, chủ yếu là loại muối tinh khiết dùng trong chế biến thực phẩm. Cty CP Hóa chất Vật liệu điện TP. Hồ Chí Minh xin nhập khoảng 10.000 tấn (trong hạn ngạch), Cty CP Công nghệ Năng lượng xanh xin nhập hơn 50 tấn; các DN khác như Cty Ajinomoto Việt Nam, Cty TNHH Hoàn Vũ Việt Nam, Cty CP công nghệ thực phẩm Việt Tiến... cũng xin nhập muối.

Mặc  dù  đại  diện Bộ  Công thương cũng  như Bộ NN-PTNT không thừa nhận  việc cho  phép nhập  khẩu muối làm  nghiêm trọng hơn tình tình muối tồn đọng của diêm dân với lý do lượng muối tồn đọng không phải loại muối doanh nghiệp cần, tuy  nhiên cũng không thể phủ nhận sẽ gây  tác động  tiêu  cực  tới tâm lý của  diêm dân và  tác động  trực tiếp đến giá  muối  trong nước. Muối càng tồn đọng  nhiều  giá  sẽ  càng giảm sút.

Chính phủ bỏ tiền ra  mua muối tồn đọng cho diêm dân để cải thiện  cuộc  sống, giảm thiểu rủi  ro cho một  bộ phận  lớn  người  dân sống  dựa  vào kinh tế biển thì Bộ Công thương vẫn tiếp tục cấp quota cho doanh  nghiệp nhập khẩu muối. Câu chuyện  nghịch lý này được nhiều chuyên  gia  cho  rằng  nó là  hệ quả của câu  chuyện cấp  hạn  ngạch  một  cách  tràn  lan, thiếu  tính  toán đã  xảy ra  từ đầu vụ muối cách  đây  chưa lâu.

Đã có hạn  ngạch, không thể không cho  nhập!


Quay lại câu chuyện của cách đây hơn nửa năm để  thấy  rằng, việc các  doanh  nghiệp  ồ  ạt  xin nhập  khẩu muối  trong khi  lượng  muối  tồn kho  vẫn còn nhiều là  điều  không khó  lý giải.

Đầu vụ  muối  năm  2010, khi  mà giá  muối  trong nước đang  rớt  thảm hại, vụ muối của diêm dân được  dự  báo được mùa (khoảng 1,1 triệu  tấn)  thì các  cơ  quan  chức  năng  vẫn phải “ngậm  ngùi” trước  chỉ  tiêu  hạn  ngạch  cho  phép  nhập  khẩu muối  đã  được  “định đoạt” từ  những  tháng  đầu năm  2010.

Ông Lê Xuân, Cục trưởng Cục Chế biến, thương mại nông lâm thủy sản và nghề muối (Bộ NN-PTNT)  thanh  minh rằng: Hạn ngạch  nhập  khẩu muối  hàng  năm  đều  do  Bộ  Công  thương  đưa ra  trên cơ  sở đề xuất  của  doanh  nghiệp  và  dự  báo   tình hình sản xuất  vụ muối trong năm. Trong khi  đó, Thứ  trưởng Bộ  Công  thương  Nguyễn  Thành Biên  thì  cho  rằng: Những  năm  trước  thời tiết không thuận  lợi  nên  hạn ngạch  nhập  khẩu  bao  nhiêu  không ảnh hưởng.

Nói  như  vậy  để  thấy, việc các doanh  nghiệp  đề  xuất  được  nhập  khẩu  muối  trong điều  kiện vẫn còn  hạn ngạch  được  cấp  phép  từ đầu  năm  là  hoàn toàn bình  thường. Không thể trách doanh  nghiệp  khi  mà họ đã  được các cơ quan quản lý đồng ý cho nhập khẩu  một lượng  muối  nhất  định. Thậm  chí ngay cả khi nhiều thông tin còn phản ánh  thực  tế các doanh nghiệp trong nước thì “nhăm nhe” nhập khẩu, còn các  doanh  nghiệp nước ngoài lại tìm cách nhập khẩu muối thô của Việt Nam để chế biến lại.

Trước  đây không  lâu, nhiều  ý  kiến  đã  chỉ ra  rằng các cơ  quan  quản  lý cần có biện pháp điều hành, hạn chế nhập khẩu, khuyến khích tiêu dùng, sử dụng hiệu quả tối đa lượng muối trong nước sản  xuất  được. Có như vậy mới góp phần bình ổn  được thị  trường, bảo vệ  quyền lợi cho  người  nông dân.

(Báo Đại Đoàn Kết)

  • Sẽ xây dựng Luật quản lý giá
  • Không để tái diễn việc niêm yết giá bằng ngoại tệ
  • Hỗ trợ doanh nghiệp từ công ước về mua bán hàng hóa
  • CIEM: 3 kịch bản tăng trưởng kinh tế của Việt Nam
  • Thế giới tuần 6-12/9: Việt Nam trong mắt “người ngoài”
  • Kinh tế Hà Nội: Tốc độ tăng trưởng gấp gần 2 lần so với cùng kỳ
  • Thêm “điểm số” cho môi trường đầu tư Việt Nam
  • Đừng vẽ đường cho… doanh nghiệp nhà nước chạy
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi