Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Không để tái diễn việc niêm yết giá bằng ngoại tệ

Việc doanh nghiệp niêm yết giá bằng ngoại tệ, đặc biệt ở những mặt hàng xa xỉ như ô tô, máy tính xách tay …và gần đây là bất động sản không những trái quy định pháp luật mà còn lập lờ nhằm móc túi người tiêu dùng.

Ảnh minh họa

Thực tế kiểm tra ở Hà Nội vào thời điểm giữa năm 2009 cho thấy trên 90% các doanh nghiệp, dịch vụ, du lịch đều niêm yết giá bằng đồng USD hoặc một vài ngoại tệ khác.

Gần đây nhất, tại Hà Nội và TP Hồ Chí Minh có hiện tượng một số doanh nghiệp xây dựng, kinh doanh bất động sản có hành vi niêm yết, ký hợp đồng mua bán căn hộ chung cư bằng ngoại tệ.

Vì vậy, ngày 11/9, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam có văn bản số 6852/NHNN -TT đề nghị Ngân hàng Nhà nước chi nhánh Hà Nội và Ngân hàng Nhà nước chi nhánh TP.HCM tăng cường công tác kiểm tra hành vi niêm yết bằng ngoại tệ trái phép của một số doanh nghiệp xây dựng, kinh doanh bất động sản trên địa bàn; đồng thời báo cáo kết quả về Ngân hàng Nhà nước (Vụ Quản lý ngoại hối) để theo dõi.

Theo Ngân hàng Nhà nước, hành vi này không những vi phạm quy định pháp luật về quản lý ngoại hối mà còn ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi của người dân.

Theo quy định, hành vi niêm yết giá hàng hóa, dịch vụ bằng ngoại tệ hoặc thu tiền bán hàng, phí dịch vụ bằng ngoại tệ trái phép sẽ bị phạt 20-30 triệu đồng. 

Trước đó, cùng với Ngân hàng Nhà nước, Bộ Công Thương cũng đã phối hợp quản lý hoạt động niêm yết giá hàng hóa, dịch vụ bằng việc ban hành Thông tư 11/2009/TT-BCT hướng dẫn thi hành Nghị định 107/2008/ND-CP hướng dẫn việc niêm yết giá.

Điểm mới của Thông tư là quy định các hành vi không niêm yết giá hàng hóa, dịch vụ, ngoại tệ, vàng; niêm yết giá không đúng quy định, không rõ ràng gây nhầm lẫn cho khách hàng; niêm yết giá hàng hóa dịch vụ bằng ngoại tệ hoặc thu tiền bán hàng hóa dịch vụ bằng ngoại tệ mà không được phép sẽ bị phạt tiền tối đa 30 triệu đồng.

Theo Ngân hàng Nhà nước, trong thời gian qua, một số tổ chức và cá nhân đã vi phạm các quy định về quảng cáo, niêm yết giá bằng ngoại tệ, gây ảnh hưởng xấu đến chủ trương xóa bỏ hiện tượng đô la hóa và thực hiện mục tiêu trên lãnh thổ Việt Nam chỉ sử dụng đồng Việt Nam.

Ngân hàng Nhà nước cũng đã có công văn đề nghị các cơ quan thông tin đại chúng chỉ đăng, phát nội dung quảng cáo, niêm yết giá cả hàng hóa dịch vụ bằng ngoại tệ cho các tổ chức, cá nhân thuộc đối tượng được thu ngoại tệ trên lãnh thổ Việt Nam. Các tổ chức, cá nhân không nằm trong đối tượng trên chỉ được thực hiện quảng cáo, niêm yết giá cả hàng hóa, dịch vụ bằng đồng Việt Nam.

(Theo Vũ Trọng // Tin Chính phủ)

 

  • Hỗ trợ doanh nghiệp từ công ước về mua bán hàng hóa
  • CIEM: 3 kịch bản tăng trưởng kinh tế của Việt Nam
  • Thế giới tuần 6-12/9: Việt Nam trong mắt “người ngoài”
  • Kinh tế Hà Nội: Tốc độ tăng trưởng gấp gần 2 lần so với cùng kỳ
  • Thêm “điểm số” cho môi trường đầu tư Việt Nam
  • Đừng vẽ đường cho… doanh nghiệp nhà nước chạy
  • Việt Nam tiến thêm 16 bậc trong bảng xếp hạng cạnh tranh toàn cầu
  • Sàn giao dịch việc làm: Hỗ trợ tốt việc làm cho nông dân
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi