Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Thêm “điểm số” cho môi trường đầu tư Việt Nam

Thời gian qua, nhiều nhà đầu tư, báo chí, tổ chức nước ngoài “chấm điểm” cho môi trường đầu tư Việt Nam với mức hấp dẫn cao.

Môi trường đầu tư Việt Nam ngày càng hấp dẫn

“Hãy đến Việt Nam đầu tư” là khẳng định của Chủ tịch Tập đoàn Charmvit (Hàn Quốc) Lee Dae Bong sau 8 năm kinh nghiệm đầu tư thành công tại Việt Nam. 

Dự án lớn nhất mà Tập đoàn Charmvit đang đầu tư tại Việt Nam là tổ hợp Grand Plaza Hanoi tại số 117 Trần Duy Hưng, gồm một tòa tháp văn phòng hạng A 28 tầng, một tòa tháp khách sạn 5 sao 28 tầng, khu trung tâm thương mại cao cấp 5 tầng.

Ông cho biết thêm: "Sau nhiều năm đầu tư tại Trung Quốc và Việt Nam, tôi thấy môi trường đầu tư ở Việt Nam rất tốt. Tôi luôn tranh thủ cơ hội để giới thiệu Việt Nam với các nhà đầu tư Hàn Quốc cũng như bạn bè thế giới. Việt Nam vẫn là thị trường hấp dẫn, với nhiều lợi thế cạnh tranh so với nhiều nước khu vực ".

Sự ổn định tạo nền tảng vững chắc cho môi trường đầu tư

Trang tin kinh tế Bloomberg hồi tháng 4/2010 có bài viết đánh giá cao môi trường đầu tư của Việt Nam, nói rằng sự ổn định của tình hình kinh tế và chính trị ở Việt Nam đã thật sự tạo nên nền tảng vững chắc cho hoạt động kinh doanh. Bloomberg đã dẫn lời Nick Jacobs, phát ngôn viên khu vực của Intel, cho biết hãng sản xuất chip đang có kế hoạch khai trương một cơ sở thử nghiệm trị giá 1 tỉ USD ở TP Hồ Chí Minh trong năm nay và sẽ tuyển dụng 4.000 lao động. Intel chọn Việt Nam bởi vị trí địa lý gần với người tiêu dùng, có nguồn điện nước ổn định và nhiều lao động lành nghề. “Việt Nam là đất nước trọng giáo dục và điều đó khiến chúng tôi tin tưởng sẽ tiếp tục thu hút được nhân tài cần thiết cho quá trình phát triển dài lâu” – ông Jacobs nói.

“Môi trường đầu tư hấp dẫn của Việt Nam, đặc biệt là giá nhân công và tình hình chính trị ổn định, đang thuyết phục các công ty nước ngoài chọn nơi đây làm cơ sở đầu tư cho cả khu vực”, tờ Financial Times (Anh) ra ngày 26/7 viết.

Theo bài báo trên, khi Tập đoàn Mitsubishi Heavy Industries Aerospace (MHI) của Nhật Bản lên kế hoạch xây dựng một nhà máy lắp đặt cánh phụ máy bay cho Hãng Boeing, họ đã khảo sát nhiều nước ở Đông Nam Á trước khi đặt bút chấm một địa điểm sẽ nhanh chóng trở thành điểm đến hàng đầu của khu vực - Việt Nam.

Khi khai trương nhà máy ở Việt Nam, MHI đã đi trên một con đường ngày càng có nhiều công ty lựa chọn, nhờ giá nhân công rẻ và chính trị ổn định.

Với Boeing, đối mặt với sự cạnh tranh ngày càng gia tăng ở một thị trường bị tác động bởi cuộc khủng hoảng toàn cầu, Việt Nam là một triển vọng hấp dẫn. Chủ tịch Boeing ở Đông Nam Á Ralph Boyce nói: “Chúng tôi muốn tiến sâu hơn vào Việt Nam bởi họ có năng lực và nguồn nhân công”.

Một cuộc khảo sát của Ngân hàng Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JBIC) đối với các doanh nghiệp nước này hoạt động ở nước ngoài cho thấy Việt Nam vượt Trung Quốc và Ấn Độ xét về tiêu chí giá nhân công rẻ. Việt Nam cũng vượt xa Brazil, Nga và Thái Lan - những điểm đến vốn được các công ty Nhật Bản ưa chuộng.

Theo kết quả một cuộc thăm dò do Phòng Thương mại Mỹ ở Thượng Hải (Trung Quốc) tổ chức vào năm ngoái, sự hấp dẫn của Việt Nam đang ngày càng tăng lên. Việt Nam đã được xem là điểm đến lý tưởng để nhiều doanh nghiệp di chuyển từ Thượng Hải sang đây. Đó là còn chưa kể tới việc nhiều lĩnh vực sản xuất, kinh doanh ở Việt Nam đang tạo nhiều điều kiện hết sức nhằm mang lại cho giới đầu tư một môi trường làm ăn thuận lợi nhất.

Tăng hạng cạnh tranh toàn cầu

Báo cáo về Khả năng Cạnh tranh Toàn cầu 2010-2011 của Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF) công bố ngày 9/9 cho biết, Việt Nam đã vượt 16 bậc trong bảng xếp hạng về chỉ số cạnh tranh toàn cầu.Việt Nam đứng vị trí 59 trong số 131 nền kinh tế thế giới, xếp hạng của Việt Nam năm ngoái là thứ 75 trong số 133 quốc gia.

Theo các chuyên gia của WEF, đây tín hiệu tốt lành cho nền kinh tế Việt Nam bởi báo cáo dựa trên bốn yếu tố cơ bản hàng đầu được coi có ảnh hưởng tới chỉ số cạnh tranh của quốc gia gồm lạm phát, cơ sở hạ tầng, lao động có trình độ và mức độ tham nhũng.

Xếp hạng năng lực cạnh tranh của các nền kinh tế thế giới dựa trên số liệu kinh tế được chính các nước tham gia khảo sát công bố và kết quả khảo sát ý kiến các doanh nhân và chuyên gia kinh tế.

Ông Alain Cany - Chủ tịch Eurocham nhận định: “Điểm hấp dẫn đầu tư, kinh doanh của Việt Nam là Việt Nam đã là thành viên chính thức của WTO, có thị trường lớn, dân số đông và tốc độ phát triển kinh tế rất nhanh”.

Theo dự báo, trong vòng 10-15 năm tới, dân số Việt Nam sẽ tăng nhanh hơn nữa. Điều này đặc biệt hấp dẫn các doanh nghiệp châu Âu đang có mức tăng trưởng chậm và âm do tác động của khủng hoảng kinh tế. Bởi vậy, trong khoảng thời gian tương lai này, Việt Nam là lựa chọn đầu tiên của các doanh nghiệp châu Âu khi quyết định đầu tư, kinh doanh so với một số quốc gia khác như Trung Quốc, Brazin…

(Theo Công Trí // Tin Chính phủ)

  • Đừng vẽ đường cho… doanh nghiệp nhà nước chạy
  • Việt Nam tiến thêm 16 bậc trong bảng xếp hạng cạnh tranh toàn cầu
  • Sàn giao dịch việc làm: Hỗ trợ tốt việc làm cho nông dân
  • Mạng lưới chợ khu vực nông thôn của Hà Nội Nhiều bất cập, ít hiệu quả
  • Sắp xếp, đổi mới doanh nghiệp nhà nước: Gặp khó là có... đột phá!
  • Phác họa tiến trình tái cơ cấu doanh nghiệp ở Việt Nam
  • Tiếp nhận lưới điện nông thôn: Giải quyết cơ bản các bất cập
  • Cuối năm 2011, buýt đường sông sẽ hoạt động
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi