Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Chính sách chưa đủ mà cần phải có hành động

Hợp tác Nhà nước và doanh nghiệp là yếu tố then chốt để tạo ra môi trường chính sách tốt cho ngành công nghệ thông tin phát triển.
 
Hợp tác Nhà nước và Doanh nghiệp để phát triển công nghệ thông tin là chủ đề chính của cuộc Hội thảo do Hiệp hội Công nghiệp điện toán châu Á - châu Đại dương (ASOCIO) và Hiệp hội Doanh nghiệp phần mềm Việt Nam (VINASA) tổ chức sáng nay (19/6) tại Hà Nội.

Ông Nguyễn Minh Hồng, Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông cho rằng, phát triển công nghệ thông tin là chiến lược then chốt trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước vì vậy Chính phủ Việt Nam luôn dành sự quan tâm, ưu đãi cho sự phát triển của ngành công nghệ thông tin.

Ông Hồng cũng khẳng định, Chính phủ Việt Nam đặc biệt coi trọng sự hợp tác và tham gia của khu vực doanh nghiệp trong việc hoạch định các chính sách và xây dựng chiến lược phát triển kinh tế xã hội nói chung và công nghệ thông tin nói riêng.

Còn ông Kien Leong Looi, Chủ tịch ASOCIO cho rằng việc xây dựng chính sách phát triển công nghệ thông tin của mỗi quốc gia cũng giống như xây dựng một đội bóng đá, huấn luyện viên phải hiểu các cầu thủ, có phương pháp để phát huy được thế mạnh của mỗi cầu thủ, hạn chế điểm yếu của đội bóng. Chính phủ cần hiểu nhu cầu của các doanh nghiệp và xã hội để có các chính sách phù hợp trong đó, hợp tác Nhà nước và doanh nghiệp là yếu tố then chốt để tạo ra môi trường chính sách tốt cho ngành công nghệ thông tin phát triển, ông Kien Leong Looi cho biết thêm.

Chia sẻ kinh nghiệm về hợp tác Nhà nước doanh nghiệp trong lĩnh vực công nghệ thông tin, ông Dan E Khoo, Cố vấn của Hiệp hội công nghệ thông tin truyền thông quốc gia Malaysia cho rằng, Malaysia thành công trong phát triển công nghệ thông tin nhờ chiến lược và sự nhất quán của Chính phủ trong ưu tiên phát triển công nghệ thông tin liên tục gần 20 năm qua. Do đó, từ một nước nhập khẩu hầu hết thiết bị và dịch vụ công nghệ thông tin hiện, ngành công nghiệp công nghệ thông tin đã chiếm 9,8% GDP quốc gia và bắt đầu xuất khẩu mạnh ra các nước.

Ông Dan E Khoo cũng khẳng định, nếu chỉ đưa ra những chính sách thôi chưa đủ mà còn cần phải có những hàng động tích cực đồng thời tạo điều kiện để các doanh nghiệp cả tư nhân và nhà nước hợp tác với nhau.

Trao đổi với phóng viên baodautu.vn bên lề Hội thảo, ông Trương Gia Bình, Chủ tịch VINASA cho rằng, có một khung chính sách vẫn chưa đủ mà còn cần có những chương trình hành động cụ thể, hay nói một cách đơn giản cần có những con số cụ thể được đo bằng Việt Nam Đồng.

Hiện trên thị trường trong nước, mảng thị trường nhà nước đang chiếm xấp xỉ khoảng 50% tổng thị trường của các doanh nghiệp công nghệ thông tin, do đó hợp tác Nhà nước và doanh nghiệp cần có sự nỗ lực rất lớn của Nhà nước vì hiện khoảng cách công ty còn khá lớn, ông Bình nhận xét.

Ông Bình cũng gợi ý rằng, tại thời điểm này có thể nghĩ đến chuyện hợp tác giữa doanh nghiệp và Nhà nước trong việc phát triển Chính phủ điện tử.

Theo thông kê của Bộ Thông tin và Truyền thông, trong năm 2009, ngành công nghiệp công nghệ thông tin của Việt Nam tăng trưởng 20%, đạt doanh thu trên 6,26 tỷ USD, xấp xỉ 7% GDP.

(Theo Huyền Anh // Báo đầu tư)

  • CPI: Đó là bữa ăn hằng ngày của dân
  • VNCF góp phần thúc đẩy sự sáng tạo và phát triển của doanh nghiệp
  • "Phát triển xanh" cần phải là một hướng ưu tiên
  • 'Việt Nam - lựa chọn mới ở châu Á'
  • 3 năm gia nhập WTO: Gấp rút tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam cần tìm đường riêng, không để các lực đẩy dẫn đi
  • Doanh nghiệp CNTT: "Định nghĩa về dịch vụ CNTT còn ôm đồm"
  • Doanh nghiệp CNTT còn thiếu "giấy thông hành quốc tế"
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi