Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Doanh nghiệp CNTT: "Định nghĩa về dịch vụ CNTT còn ôm đồm"

Ông Lê Hồng Minh, Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc Công ty VNG góp ý tại hội thảo. Ảnh: Thanh Thương

Tại hội thảo góp ý cho dự thảo nghị định hướng dẫn một số điều của Luật Công nghệ thông tin (CNTT) về dịch vụ CNTT diễn ra ngày 9-6, nhiều đại biểu cho rằng dự thảo chưa cụ thể, cần xem xét lại nhiều điều khoản trước khi ban hành.

Giám đốc một doanh nghiệp CNTT cho rằng dự thảo chưa nói rõ CNTT có bao gồm truyền thông hay không. "Vì sao dự thảo không đề cập đến vấn đề này, trong khi theo Luật CNTT thì bao gồm cả truyền thông", vị này nói. Ông cho rằng, việc phát triển Internet, điện toán đám mây… chính là một phần của truyền thông.

Về vấn đề ưu đãi, ông Nguyễn Hữu Lệ, Chủ tịch Công ty TMA Solutions, cho rằng việc chỉ có doanh nghiệp cung cấp dịch vụ CNTT cho cơ quan nhà nước mới được hưởng ưu đãi về thuế thu nhập doanh nghiệp trong thời hạn 5 năm là bất công đối với các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ này cho người dân, vì đây cũng là một đối tượng cần được hưởng ưu đãi.

Theo ông Chu Tiến Dũng, Chủ tịch Hội Tin học TPHCM, không nên xem bán hàng trực tuyến, đào tạo từ xa, khám, chữa bệnh từ xa… là các loại hình dịch vụ CNTT. Ông Dũng cho rằng việc định nghĩa thế nào là dịch vụ CNTT còn "ôm đồm quá nhiều" (dự thảo có đến 9 định nghĩa), trong khi không có một định nghĩa "chuẩn xác, đơn giản, dễ hiểu, dễ thực hiện".

Nhiều đại biểu cũng cho rằng quy định về vệc cấp chứng chỉ hành nghề tư vấn CNTT là không cần thiết. Hiện tại nhiều doanh nghiệp đã thực hiện các tiêu chuẩn của nhiều chương trình khác, cần rất nhiều loại chứng chỉ, nếu có thêm một loại chứng chỉ nữa thì sẽ mất thời gian cho doanh nghiệp và người lao động.

Ông Nguyễn Thanh Tuyên, Phó vụ trưởng Vụ CNTT, Bộ Thông tin và Truyền thông, cho biết ban soạn thảo và tổ biên tập sẽ tiếp tục lắng nghe ý kiến để tiến hành chỉnh sửa dự thảo cho phù hợp với tình hình thực tế. Cụ thể, các loại hình bán hàng trực tuyến, đào tạo từ xa, khám, chữa bệnh từ xa có thể sẽ xem xét lại. Tuy nhiên, ông Tuyên cũng cho rằng, về thuế thì có luật thuế riêng quy định, không thuộc phạm vi điều chỉnh của nghị định này. "Hiện nay, thuế được áp dụng dựa trên các chính sách ưu đãi dành cho ngành công nghệ cao, công nghệ phần mềm…", ông Tuyên nói.

(Theo Thời báo kinh tế Sài Gòn)

  • Doanh nghiệp CNTT còn thiếu "giấy thông hành quốc tế"
  • Nguồn nhân lực: Doanh nghiệp không thể phó mặc cho xã hội
  • Việt Nam đặt mục tiêu tăng trưởng 7,5% cho năm 2011
  • Doanh nghiệp khổ vì chính sách thuế bất nhất
  • Ngành thuế - hải quan đối thoại với doanh nghiệp: "Bằng mặt mà chưa bằng lòng"
  • Việt Nam lạc lối với thống kê?
  • Biến đổi khí hậu: Không phải lời hù dọa
  • Tiềm năng sa khoáng vùng Ninh Thuận, Bình Thuận và Bắc Bà Rịa-Vũng Tàu
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi