Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

CPI: Đó là bữa ăn hằng ngày của dân

Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) sáu tháng đầu năm của TP.HCM tăng 4,88% thì sáu tháng cuối năm phải khống chế trong mức 2,12%.

Theo công bố của Cục Thống kê TP.HCM, chỉ số giá tiêu dùng tháng 6 tăng 0,35%. Như vậy, trong sáu tháng đầu năm, chỉ số giá tiêu dùng đã tăng 4,88% so với tháng 12-2009.

TP.HCM đã có sự chủ động trong việc chuẩn bị thực hiện kìm giá cho sáu tháng cuối năm để giữ chỉ số giá tiêu dùng.

Tập trung kìm giá, kéo CPI xuống

Theo ông Vòng A Lộc, Trưởng phòng Kế hoạch Tài chính - Sở Công thương TP.HCM, với mức tăng chỉ số giá tiêu dùng 4,88% sau sáu tháng đầu năm thì sáu tháng cuối năm TP phải khống chế trong mức 2,12%. Đây là con số quá khó thực hiện.

Ông Lộc cho biết hiện nay TP.HCM và Hà Nội chiếm tỉ trọng chỉ số giá tiêu dùng lớn nhất so với cả nước. Do đó, chỉ số giá tiêu dùng của cả nước phụ thuộc rất nhiều vào chỉ số của hai địa phương này.

Điểm cần lưu ý khi tính toán chỉ số giá tiêu dùng của mỗi địa phương là trong 11 nhóm hàng hóa được đưa vào để tính chỉ số giá tiêu dùng, riêng nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống chiếm tỉ trọng 39,93%. Do đó, việc kìm giá mặt hàng lương thực, thực phẩm có ý nghĩa rất quan trọng.
Đây là nhóm hàng ảnh hưởng nhiều nhất đến chỉ số giá tiêu dùng. 10 nhóm còn lại chỉ chiếm tỉ trọng khoảng 60% trong rổ chỉ số giá tiêu dùng, trong khi riêng nhóm hàng này đã chiếm gần một nửa.

Để kiềm chế chỉ số giá tiêu dùng, Hà Nội và TP.HCM đã có những động thái tích cực trong việc kìm giá nhóm hàng quan trọng nhất là hàng ăn và dịch vụ ăn uống thông qua chương trình bình ổn giá.

TP.HCM khởi động bình ổn giá

Để thực hiện mục tiêu kìm giá chỉ số giá tiêu dùng trong những tháng cuối năm, TP.HCM vừa khởi động chương trình bình ổn giá các mặt hàng thiết yếu như lương thực, thực phẩm trong 10 tháng (từ nay đến hết quý I-2011). Các mặt hàng trong chương trình bình ổn đều nằm trong nhóm hàng chi phối chỉ số giá tiêu dùng như gạo, đường, dầu ăn, thực phẩm tươi sống, rau củ quả.

Với việc giao nhiệm vụ cho các doanh nghiệp chuẩn bị lượng hàng đảm bảo đủ cân đối cung-cầu, đáp ứng đủ nhu cầu của người dân thành phố ngay cả khi có biến động.

Trong thời gian trước, trong và sau tết Nguyên đán năm tới, hàng bình ổn phải đảm bảo đủ, tăng từ 30% đến 40% so với nhu cầu tiêu dùng bình thường của người dân thành phố. Trong đó, giá bán các mặt hàng này thấp hơn 10% so với thị trường, thậm chí phải đăng ký với Sở Công thương và giá này được giữ ổn định trong suốt thời gian thực hiện bình ổn.

Ngoài việc hỗ trợ vốn cho các doanh nghiệp chủ động xây dựng nguồn hàng, thực hiện tốt việc bình ổn giá, trong sáu tháng cuối năm phải theo dõi sát diễn biến giá cả thị trường trên địa bàn thành phố, xúc tiến chương trình cuộc vận động người Việt dùng hàng Việt, đưa hàng đến tận tay người tiêu dùng, đặc biệt là người nghèo, người lao động có thu nhập thấp.

“Kiểm soát giá thị trường, đặc biệt là chương trình bình ổn giá vẫn là ưu tiên hàng đầu trong việc giữ chỉ số CPI của TP” - ông Lộc khẳng định.

(Pháp luật TP HCM)

  • VNCF góp phần thúc đẩy sự sáng tạo và phát triển của doanh nghiệp
  • "Phát triển xanh" cần phải là một hướng ưu tiên
  • 'Việt Nam - lựa chọn mới ở châu Á'
  • 3 năm gia nhập WTO: Gấp rút tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam cần tìm đường riêng, không để các lực đẩy dẫn đi
  • Doanh nghiệp CNTT: "Định nghĩa về dịch vụ CNTT còn ôm đồm"
  • Doanh nghiệp CNTT còn thiếu "giấy thông hành quốc tế"
  • Nguồn nhân lực: Doanh nghiệp không thể phó mặc cho xã hội
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi