Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Chờ đợi gì ở năm 2011?

Quốc hội khóa XII, kỳ họp thứ 8 vừa thông qua nghị quyết về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2011, với mục tiêu tổng quát là tăng cường ổn định kinh tế vĩ mô; tăng trưởng GDP ở mức 7- 7,5%; kim ngạch xuất khẩu tăng 10% so với năm 2010; nhập siêu không vượt quá 18% kim ngạch xuất khẩu; tổng nguồn vốn đầu tư phát triển toàn xã hội bằng 40% GDP; chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tăng không quá 7%...

Trong sáu nhóm nhiệm vụ và giải pháp chính nhằm đạt các mục tiêu trên, Quốc hội nhấn mạnh yêu cầu thực hiện các giải pháp chuyển dịch cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế mà trước hết là điều chỉnh cơ cấu đầu tư, bao gồm cơ cấu đầu tư trong từng ngành, từng lĩnh vực; cơ cấu nguồn vốn theo hướng giảm đầu tư từ nguồn vốn ngân sách nhà nước, đẩy mạnh xã hội hóa các nguồn vốn đầu tư.

Nhiệm vụ và giải pháp nêu trên dựa trên nhận định nền kinh tế năm 2010 tuy có tăng trưởng nhưng vẫn bộc lộ không ít hạn chế, thiếu tính bền vững; cơ cấu kinh tế chuyển dịch chậm, cơ sở hạ tầng còn yếu kém, hiệu quả đầu tư thấp… dẫn đến bất ổn kinh tế vĩ mô. Và nguyên nhân cơ bản của những hạn chế này chính là mô hình tăng trưởng và cơ cấu nội tại của nền kinh tế không còn phù hợp với yêu cầu của giai đoạn phát triển mới.

Cần nhấn mạnh rằng, năm 2010 Quốc hội ban đầu cũng đã thông qua chỉ tiêu lạm phát cả năm không quá 7%, sau đó theo đề nghị của Chính phủ đã điều chỉnh tăng lên không quá 8%, nhưng nay đang phải phấn đấu để kềm giữ dưới hai chữ số. Đây là một trong những nguyên nhân chính ảnh hưởng đến thành quả phát triển kinh tế năm 2010, gây khó khăn cho đời sống người dân, đe dọa sự ổn định kinh tế - xã hội. Nhiều chuyên gia kinh tế đã chỉ ra, đầu tư công, chi tiêu công lớn mà hiệu quả thấp, chưa nói đến lãng phí thất thoát, đã dẫn đến tình hình trên.

Do đó, nếu năm 2011 Quốc hội không giám sát chặt chẽ lạm phát, đầu tư công, chi tiêu công, bên cạnh việc thúc đẩy chuyển đổi mạnh mẽ mô hình tăng trưởng, tái cấu trúc nền kinh tế, thì mục tiêu ổn định kinh tế vĩ mô, cải thiện đời sống dân nghèo cũng sẽ khó đạt, dù kinh tế có tăng trưởng. Bởi đó cũng sẽ tiếp tục là sự tăng trưởng theo chiều rộng, dựa chủ yếu vào sự gia tăng vốn đầu vào, hiệu quả thấp.

Bài toán về chất lượng tăng trưởng, hiệu quả đầu tư, năng suất lao động, sức cạnh tranh của nền kinh tế - nền tảng cho sự phát triển ổn định và bền vững - là một bài toán lớn, khó, đòi hỏi phải có thời gian để giải quyết. Nhưng nếu không có một chiến lược và kế hoạch, lộ trình tỉ mỉ, chặt chẽ, nếu chỉ nặng xoay xở tình thế, sẽ không bao giờ chúng ta đến đích.

Có thể hy vọng năm 2011, năm khởi đầu của một chặng đường mới, cũng sẽ là năm khởi đầu một lộ trình phát triển mới nếu những bài toán trên bắt đầu được giải.

(Theo Thời báo kinh tế Sài Gòn)

  • CPI tháng 11 cao đến mức nào?
  • Thiệt vì đô la hóa
  • Sông ngòi dày đặc, Việt Nam vẫn là quốc gia thiếu nước
  • Đừng để muối tan về biển !
  • Miễn, giảm thuế sử dụng đất nông nghiệp: Lấy ngắn nuôi dài
  • Nhiều bất cập trong quản lý đường thủy ở TP Hồ Chí Minh
  • Có nên cấp vốn trở lại cho Petro Vietnam?
  • Những dấu hiệu chờ
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi